Đục thủy tinh thể đang trở thành một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi theo số liệu thống kê, hiện nay tỉ lệ người bệnh mất thị lực vĩnh viễn do đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng với số lượng chóng mặt và có xu hướng trẻ hóa.

Câu hỏi của bác Đồ Nhật Hùng – Quảng Ninh: “Tôi năm nay 60 tuổi, mới mổ thay thủy tinh thể mắt trái được 1 tuần. Mắt phải cũng bị đục thủy tinh thể nhưng thị lực còn tốt nên chưa đi mổ. Bác sĩ cho tôi hỏi, tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo là bao lâu? Mổ rồi có bị đục lại hay không? Có cách nào để bảo vệ mắt, tránh phải đi mổ không?”

Bác Hùng thân mến! Ngay sau đây, chuyên gia Nhãn Khoa sẽ cung cấp cho bác các thông tin cần thiết để bác có thể giải đáp được các thắc mắc của mình.

Bản chất của đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ nằm sau mống mắt, cấu tạo bởi nhiều phân tử protein và nước sắp xếp theo một trật tự nhất định để đảm bảo thủy tinh thể luôn trong suốt, cho phép toàn bộ ánh sáng đi qua, hội tụ trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ mọi vật.

Tác động từ các chất độc hại bên trong và môi trường bên ngoài cơ thể, đặc biệt là các gốc tự do từ phản ứng stress oxy hóa sẽ làm xáo trộn trật tự sắp xếp của các protein này, hậu quả là tạo ra các đám mờ, chấm đen (ruồi bay) che khuất tầm nhìn, gây giảm thị lực của người bệnh. Tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể (hay cườm khô, cườm đá).

Khi nào nên thay thủy tinh thể nhân tạo?

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phương pháp tách bỏ thủy tinh thể tự nhiên ra khỏi mắt, sau đó thay thế bằng một thấu kính nhân tạo. Có thể giúp cải thiện tầm nhìn nhanh, tuy nhiên sau phẫu thuật, người bệnh cũng khó tránh khỏi nguy cơ gặp phải các biến chứng xấu như đục bao sau, khô mắt, nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, bong rách võng mạc… Các biến chứng này nhẹ thì gây cộm rát, chói sáng, sưng đỏ mắt một vài tuần, nặng thì có thể gây nhìn mờ, đau nhức mắt, thậm chí mất hoàn toàn thị lực. Chính vì vậy, không phải cứ bị đục thủy tinh thể là cần phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nặng, thị lực tầm 2/10 trở xuống, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo là bao lâu?

Thủy tinh thể nhân tạo được thiết kế gần tương tự thủy tinh thể tự nhiên về cả hình dạng, kích thước, độ trong suốt, người bệnh không thể tự nhìn thấy hay cảm nhận được nó. Được làm từ plastic, acrylic, hoặc silicon đều là chất liệu rất bền, khó hư hại qua nhiều năm nên thủy tinh thể nhân tạo gần như có tuổi thọ vĩnh viễn khi đặt vào mắt, Bởi vậy, sau phẫu thuật, người bệnh không cần phải chăm sóc hay nuôi dưỡng và cũng không cần phải thay thủy tinh thể nhân tạo lại lần nữa. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp đặc biệt như bị chấn thương vùng mắt, rách bao sau, lệch độ…, thủy tinh thể nhân tạo có thể bị biến dạng hoặc nằm sai vị trí, làm giảm thị lực nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần quay lại viện để thay thủy tinh thể khác kết hợp một số can thiệp vào vùng bao sau để cải thiện.

Tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo gần như là vĩnh viễn

Xem thêm: Thông tin về các loại thủy tinh thể nhân tạo thường gặp nhất hiện nay

Đục thủy tinh thể đã phẫu thuật có thể bị đục trở lại?

Sau mổ đục thủy tinh thể một thời gian, nhiều người bệnh chia sẻ thấy mắt mờ đục trở lại, kèm theo các biểu hiện chói sáng, nhức mỏi, thấy chấm đen ruồi bay… nên nghĩ rằng đây là đục thủy tinh thể tái phát. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Tình trạng nhìn mờ, suy giảm thị lực mà người bệnh gặp phải thường là do bị biến chứng sau mổ hoặc mắc thêm một số bệnh về mắt khác, cụ thể như sau:

- Biến chứng: Phổ biến nhất là đục bao sau. Nguyên nhân là sau phẫu thuật, một số ít tế bào thuộc lớp bề mặt của thủy tinh thể tự nhiên còn vương lại trên lớp bao sau tăng sản gây đục lớp bao này và gây ra hiện tượng nhìn mờ như trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, một số biến chứng như khô mắt, viêm giác mạc, xuất huyết mắt, bong rách võng mạc… tuy ít gặp hơn nhưng người bệnh cũng cần chú ý bởi mức độ nguy hiểm cao hơn và hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa nếu không được khắc phục kịp thời.

- Các bệnh về mắt khác: Sau phẫu thuật, mắt rất dễ bị tổn thương, quá trình stress oxy hóa cũng thường tăng mạnh sản sinh ra nhiều gốc tự do hơn. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh dễ bị mắc thêm các bệnh về mắt khác như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, đục dịch kính… Những bệnh này cũng là những nguyên nhân làm giảm thị lực hàng đầu hiện nay.

Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm sau mổ thay thủy tinh thể bạn cần biết

Giải pháp ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển, hạn chế nguy cơ phải mổ

Để bảo vệ thị lực, ngăn chặn biến chứng đục bao sau, nhiễm trùng… sau mổ thủy tinh thể ở mắt trái cũng như hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo ở mắt phải, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, cụ thể:

- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi cùng những thực phẩm có màu xanh đậm, cam, đỏ, vàng: Cà rốt, đu đủ, bí đỏ, súp lơ, rau cải xoăn, cam, đào, cà chua, bưởi…

- Hạn chế thực phẩm chiên, rán, thức ăn nhanh và những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản.

- Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia cùng các chất kích thích khác như cà phê…

- Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính mát (kính râm) hoặc đội mũ rộng vành khi đi ngoài trời nắng.

Đeo kính râm, đội mũ khi đi ngoài trời nắng để bảo vệ mắt

Bên cạnh một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, các chuyên gia Nhãn Khoa khuyến cáo người bệnh đục thủy tinh thể nên bổ sung các sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid (ALA) bởi chúng có khả năng dọn dẹp rác thải, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, phòng ngừa các yếu tố viêm gây tổn thương tới các bộ phận của mắt, đặc biệt là thủy tinh thể.

Không chỉ vậy, ALA thực sự khác biệt với các chất chống oxy hóa thông thường, nhờ khả năng hoạt động tốt trong cả hai môi trường thân dầu, thân nước, giúp nó thấm tốt vào các tế bào thần kinh thị giác, nhờ đó ức chế sự hình thành, lắng đọng của các protein gây mờ đục thủy tinh thể, giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn và hạn chế nguy cơ phải mổ thay thủy tinh thể nhân tạo hiệu quả gấp nhiều lần.

Hiện nay ALA đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các chất chống oxy hóa khác như Quercetin, Kẽm và hoạt chất kháng sinh tự nhiên từ thảo dược Hoàng đằng, ứng dụng trong viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang. Đây là một sản phẩm ưu việt, toàn diện, mang nhiều lợi ích cho người bệnh đục thủy tinh thể. Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt, cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn, phòng tránh nguy cơ phẫu thuật, Minh Nhãn Khang còn giúp hạn chế tỷ lệ phát sinh và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng sau mổ.

Đã có rất nhiều người bệnh đục thủy tinh thể, nhờ sử dụng sản phẩm Minh Nhãn Khang chỉ vài tháng mà mắt sáng khỏe lên rõ rệt, thoát khỏi nguy cơ phải mổ thay thủy tinh thể nhân tạo. Bác Hùng cùng độc giả có thể lắng nghe chia sẻ của chị Nguyễn Thị Lịch ở quận Lê Chân, Hải Phòng (SĐT: 0902 060 043) và cô Huỳnh Minh Ngọc (Quận 4, TP. HCM) trong 2 video sau để có kinh nghiệm chăm sóc mắt cho mình.

Bí quyết tự nhiên giúp loại bỏ mờ nhòe, chói sáng không cần mổ thay thủy tinh thể nhân tạo

Thị lực tăng lên 9/10, không cần đeo kính vẫn đọc được sách nhờ dùng Minh Nhãn Khang

Hy vọng qua bài viết trên, bác Hùng cùng độc giả đã tự tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo là bao lâu?”. Đồng thời nắm rõ được những giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa và điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả, giữ đôi mắt luôn sáng trong, khỏe mạnh. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, bác có thể gọi điện trực tiếp tới số máy 0971.003.903 để được các chuyên gia giải đáp.

Xem thêm:

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo – Lợi ích đi kèm rủi ro

Thông tin viên uống Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả

Ds. Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt