Khung cảnh mọi vật trước mắt cứ mờ nhòe, méo mó, nhất là khi trời mưa hoặc lái xe vào buổi tối là nỗi ám ảnh với những ai bị loạn thị. Vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng này và ngăn tăng độ loạn? Tìm hiểu ngay trong bài viết này.   

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một trong 4 tật khúc xạ mắt phổ biến xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt không được hội tụ đúng tại một điểm trên võng mạc mà hội tụ ở nhiều điểm khác nhau, có thể ở trước hoặc sau võng mạc, khiến hình ảnh bị mờ nhòe, méo mó, biến dạng, khó nhìn ở mọi khoảng cách xa gần.

Ngoài ra, người bị loạn thị có thể có các triệu chứng khác như:

- Nhìn đôi, nhìn ba (nhìn một vật thành 2, 3 vật)

- Mỏi mắt, nhất là khi nhìn tập trung lâu

- Hay nheo mắt khi nhìn

- Khó nhìn vào ban đêm

- Đau đầu

Loạn thị xảy ra khi tia sáng không được hội tụ đúng trên võng mạc

Loạn thị xảy ra khi tia sáng không được hội tụ đúng trên võng mạc

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loạn thị

Để nhìn rõ sự vật cần sự phối hợp hoạt động của các bộ phận trong mắt. Tia sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ lên võng mạc rồi chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh và gửi lên não xử lý thông qua các dây thần kinh thị giác.

Sự thay đổi cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể là nguyên nhân chính khiến tia sáng bị bẻ cong, không thể tập trung chính xác trên võng mạc, gây ra loạn thị. Dựa vào đó, loạn thị được chia thành 2 loại sau:  

- Loạn thị giác mạc: Do bề mặt giác mạc không đồng đều, biến dạng, lồi lõm.

- Loạn thị thủy tinh thể: Do độ cong của thủy tinh thể bất thường, thủy tinh thể méo mó không còn giữ được hình dạng 2 mặt lồi đều nhau.

Loạn thị thường đi kèm với cận thị và có tính chất di truyền, nếu có bố mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con cái bị loạn thị sẽ cao hơn. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh giác mạc hình chóp, sẹo giác mạc, chấn thương/phẫu thuật ở mắt, cận thị hoặc viễn thị nặng... cũng dễ bị loạn thị hơn bình thường.

Loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

Mức độ nặng của loạn thị được đánh giá thông qua đơn vị đo diop (Đi ốp), số diop càng cao nghĩa là loạn thị càng nặng và thị lực càng kém. Cụ thể, loạn thị được chia thành các mức độ sau:   

- Loạn thị nhẹ: Dưới 1.00 diop (1 độ)

- Loạn thị vừa: Từ 1.00 – 2.00 diop

- Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop

- Loạn thị rất nặng: Từ 3.00 diop trở lên

Những trường hợp độ loạn thị ở hai mắt không đều nhau sẽ có nguy cơ bị nhược thị, lác mắt hoặc gặp các biến chứng khác như bong rách võng mạc, đục dịch kính... đối với loạn thị nặng.

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị hình thành do bất thường cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể nên không có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn hoặc làm giảm độ loạn được.

Hiện nay, một số phẫu thuật có thể giúp khắc phục được loạn thị, tuy nhiên người bệnh cũng nên cân nhắc kỹ trước khi mổ vì có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến thị lực về sau.

Không có thuốc làm giảm được độ loạn thị

Không có thuốc làm giảm được độ loạn thị

Loạn thị, cận thị, viễn thị và lão thị khác nhau như thế nào?

Không khó để phân biệt loạn thị với cận thị, viễn thị, lão thị dựa trên các dấu hiệu sau:

- Loạn thị: Nhìn xa và gần đều mờ, hình ảnh méo mó, biến dạng do độ cong của giác mạc và thủy tinh thể không đồng đều.

- Cận thị: Nhìn xa mờ, gần rõ do giác mạc quá cong, thủy tinh thể bị phồng hoặc trục nhãn cầu dài làm tia sáng hội tụ trước võng mạc.

- Viễn thị: Nhìn gần mờ, xa rõ, khi bệnh nặng thì nhìn mờ ở mọi khoảng cách đều mờ do giác mạc dẹt hoặc trục nhãn cầu ngắn làm tia sáng hội tụ sau võng mạc.

- Lão thị: Nhìn gần mờ, xa rõ do thủy tinh thể giảm khả năng co giãn vì lão hóa.

Tổng hợp phương pháp điều trị loạn thị

Đeo kính loạn thị

Kính loạn thị giúp điều chỉnh các lỗi khúc xạ trên giác mạc và thủy tinh thể để đưa tia sáng hội tụ đúng lên võng mạc. Đây là cách điều trị loạn thị đơn giản, bạn có thể chọn kính có gọng hoặc kính áp tròng, nhưng tốt nhất vẫn nên dùng kính gọng.

Tùy theo mức độ loạn thị và tình trạng mắt mà việc sử dụng kính cũng khác nhau. Với loạn thị nhẹ (dưới 1 độ) thường không cần đeo kính, nhưng nếu mắt bị khô, nhức mỏi hoặc nhìn không rõ thì vẫn cần đeo kính.

Loạn thị từ 1 độ trở lên nên bắt đầu đeo kính để mắt không phải điều tiết nhiều và những trường hợp loạn thị nặng từ 2 độ trở lên thì cần đeo kính thường xuyên.

Kính chỉnh hình giác mạc Ortho-K

Kính Ortho-K là kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 - 8 giờ mỗi đêm) để giúp điều chỉnh tạm thời độ cong giác mạc, nhờ đó, sau khi tháo kính Ortho-K người bệnh có thể nhìn rõ được trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần đeo kính chỉnh loạn thị.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị loạn thị tạm thời, sau khi ngừng sử dụng thì độ loạn sẽ trở lại như trước, và nếu vệ sinh kính không đúng cách có thể bị nhiễm trùng.

Sử dụng viên bổ mắt chuyên biệt

Đeo kính là cần thiết nhưng chưa đủ kiểm soát tốt loạn thị, song song với đó bạn cần phải chăm sóc mắt khoa học, đặc biệt là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mắt khỏe hơn thông qua viên uống bổ mắt chuyên biệt như Minh Nhãn Khãng Khang để ngăn loạn thị tăng độ và cải thiện tầm nhìn tốt hơn.

Minh Nhãn Khang – Giải pháp chăm sóc mắt toàn diện cho người bị loạn thị

Chứa tới 7 dưỡng chất tốt cho mắt gồm chất chống oxy hóa (Alpha lipoic Acid, Quercein), chất chống lão hóa (Lutein, Zeaxanthin), chất dinh dưỡng (Kẽm, vitamin B2) và thảo dược Hoàng đằng, nổi bật là Alpha lipoic Acid có khả năng hấp thu vào mô mắt tốt hơn bất cứ hoạt chất nào, Minh Nhãn Khang mang lại những lợi ích sau cho người bị loạn thị:

- Tăng cường tính bền vững cấu trúc của giác mạc, thủy tinh thể và các bộ phận trong mắt, ngăn ngừa loạn thị tăng độ.

- Tăng lưu thông máu và trao đổi chất tại mắt, ổn định màng phim nước mắt, làm giảm nhanh nhìn mờ nhòe, méo mó, nhức mỏi, khô cộm, chói sáng, chấm đen, nhìn đôi, nhìn ba..., tăng thị lực, giúp mắt sáng rõ và dẻo dai.

- Loại bỏ triệt để gốc tự do độc hại, chống lão hóa mắt, phòng ngừa các biến chứng như bong rách võng mạc, đục dịch kính... ở người bị loạn thị nặng.

- Bảo vệ tế bào mắt khỏi tác động của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Có mặt trên thị trường từ năm 2010, Minh Nhãn Khang đã được rất nhiều chuyên gia Nhãn khoa và người bệnh mắt tin dùng. Theo kết quả khảo sát của báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có tới 93.20 – 97.44% người dùng rất hài lòng, thị lực cải thiện tốt, mắt sáng khỏe, không còn mờ nhòe, nhức mỏi mắt sau khi sử dụng sản phẩm.  

Cùng tìm hiểu chi tiết về kết quả khảo sát trong video sau:

Đánh giá hiệu quả của viên bổ mắt Minh Nhãn Khang qua khảo sát thực tế

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang có tốt không? – Tổng hợp đánh giá của chuyên gia và người dùng

Phẫu thuật loạn thị

Hiện nay, phẫu thuật điều trị loạn thị bao gồm một số phương pháp như Lasik, Femto Lasik, Relex Smile, PRK, PHAKIC ICL... Chúng sẽ tác động lên giác mạc để thay đổi hình dạng giác mạc giúp tia sáng khúc xạ chính xác hơn.

Việc phẫu thuật sẽ phù hợp cho người từ 18 tuổi trở lên, độ loạn ổn định và đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu... hoặc bệnh mắt khác.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí tốn kém và có thể gây ra các biến chứng như bong rách võng mạc, đục dịch kính, khô mắt, nhiễm trùng mắt, viêm giác mạc, rối loạn thị lực...

Cần làm gì để phòng ngừa và ngăn loạn thị tăng độ?

- Đeo kính đúng độ

- Khám mắt định kỳ khoảng 6 tháng/lần để kiểm tra độ loạn và cắt lại kính nếu cần.

- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, không nên nhìn liên tục vào điện thoại, máy tính trong thời gian dài.

- Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách, học tập, làm việc.

- Đeo kính mát khi ra ngoài để tránh ánh nắng, gió, khói bụi tiếp xúc với mắt.

- Tránh để mắt bị chấn thương, va đập mạnh.

- Bổ sung cá biển, rau củ quả màu đỏ cam vàng tốt cho mắt, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân...) tốt cho mắt. 

Trên đây là tất cả những thông tin về loạn thị, hy vọng rằng sẽ là kim chỉ nam giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe. Nếu cần được tư vấn thêm bất cứ vấn đề gì, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua số: 0987.45.49.48 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org