Vẫn như thường lệ, chương trình Giao lưu trực tuyến luôn là một chiếc cầu nối để giải đáp những thắc mắc của độc giả thông qua những lời tư vấn, hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong nền y học Việt Nam. Qua đó, độc giả có thể có những thông tin đa chiều, sâu sát hơn về những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Với chủ đề “GIẢI PHÁP CHO ĐÔI MẮT ĐÃ MỜ ĐỤC” diễn ra vào lúc 14h30 ngày 26 – 06 – 2014 cùng sự tham gia của BS Vũ Thị Lan – BSCK I – khoa Mắt Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, các độc giả đã phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng - một căn bệnh của tuổi già. Bên cạnh đó, BS Vũ Thị Lan cũng đã cung cấp các thông tin cần thiết cho việc phòng ngừa, điều trị các chứng bệnh này, giúp độc giả có thể tìm ra được hướng điều trị một cách hiệu quả nhất.

Trong số rất nhiều các câu hỏi mà độc giả gửi về, chương trình đã chọn ra những câu hỏi tiêu biểu nhất, để mọi người có được góc nhìn tổng quan về căn bệnh đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng. “Tôi năm nay 53 tuổi, gần đây mắt tôi nhìn kém và dễ bị lóa mắt. Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị đục thủy tinh thể, còn gọi là bệnh cườm mắt. Xin hỏi bác sĩ bệnh này là gì, uống thuốc có chữa được bệnh không hay phải phẫu thuật?” – bác Nguyễn Văn Mạnh ở Nam Định thắc mắc. 

Với câu hỏi này, BS Vũ Thị Lan chia sẻ: “Đục thuỷ tinh thể như đã biết là do lắng đọng protein trong thuỷ tinh thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không thể chữa khỏi nhưng uống thuốc có thể làm chậm tiến trình của bệnh. Khi đến một mức độ nhất định thì cần phải phẫu thuật chứ không có thời gian giới hạn. Nhưng tốt nhất bạn nên có những biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, tốt nhất là giữ lại được Thủy tinh thể tự nhiên của mình, thủy tinh thể nhân tạo không có khả năng điều tiết mắt tốt và vẫn có khả năng tái đục mờ. Để phòng ngừa và làm chậm quá trình đục thủy tinh thể cần bổ sung các nhóm dinh dưỡng Vitamin A, C, E, B2; tăng cường yếu tố chống oxy hóa, chống thoái hóa (Lutein, Zeaxanthin, Alpha lipoic acid, Quercetin, Kẽm…).

Chương trình GLTT với chủ đề: Giải pháp cho đôi mắt đã mờ đục

 Chương trình GLTT với chủ đề: Giải pháp cho đôi mắt đã mờ đục

Về căn bệnh thoái hoá điểm vàng, anh Nguyễn Thành Chung có hỏi: “Chào bác sĩ. Trong lần đưa vợ đi khám sức khoẻ (vợ em mang bầu được 6 tháng), bác sĩ có chẩn đoán vợ em bị thoái hoá điểm vàng ở mắt trái. Tuy nhiên em không thấy vợ em có biểu hiện gì khác thường về mắt. Vậy bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu để nhận biết bệnh này và tại sao vợ em lại bị bệnh này?”. BS Vũ Thị Lan đã đưa ra lời khuyên: “Các dấu hiệu để nhận biết bệnh thoái hóa điểm vàng: mới bắt đầu thì ko có dấu hiệu gì đáng kể để có thể nhận biết được, bạn nên đưa vợ đi khám định kỳ để sớm biết dấu hiệu; giai đoạn cuối thì mất thị lực, đau mắt và bệnh nhân sẽ nhận rõ thị lực kém đi…”

Còn trường hợp của bác Đức Hoà, đã thay thuỷ tinh thể cả 2 mắt, bác có hỏi: “Tôi đã thay thủy tinh cả 2 mắt ,1 mắt đã thay 10 năm rồi nhưng giờ nhìn rất mờ, 1 mắt thì mới thay đầu năm nay. Tôi muốn bác sĩ tư vấn thêm là tôi có đeo kính được không vì đeo kính chỉ nhìn được ở xa, nhưng mà đọc sách báo vẫn không đọc được chữ vì mờ? Vậy bác sĩ có lời khuyên nào cho tôi để hạn chế tình trạng trên không?”. Đây là trường hợp rất ít gặp với các bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể, BS cũng đưa ra lời tư vấn: “Một mắt của bạn đã thay thủy tinh thể được 10 năm và hiện nay nhìn mờ, nguyên nhân có thể do bệnh bị đục bao sau - với bệnh này có thể dùng phương pháp phẫu thuật laser để điều trị. Với độ tuổi của bác, việc đeo kính thường chỉ giúp nhìn xa . Để có thể nhìn được cả xa và gần thì bác có thể sử dụng 2 loại kính 1 để nhìn xa, 1 để nhìn gần hoặc nếu dùng 1 kính thì nên dùng kính đa tròng. Vì chưa nắm được nguyên nhân nên tôi chỉ có thể đưa ra một số tư vấn thôi, bác nên đến viện khám để xem lý do vì sao đã mổ thay thủy tinh thể rồi mà vẫn giảm thị lực, có phải là bị tái đục hay không ..vv... để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hơp từ bác sĩ.”

Với cả hai căn bệnh đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng, việc đi khám định kỳ là rất quan trọng để có thể năm bắt được tiến trình của bệnh. Cùng với việc sử dụng các loại thuốc để chữa trị, bệnh nhân cũng cần có một chế độ dinh dưỡng để cung cấp cho đôi mắt những chất thiết yếu như Vitamin A, C, E, B2… và các loại thực phẩm giàu Omega như cá biển (cá thu, cá ngừ…)

Như ông cha ta vẫn thường nói: Giàu hai con mắt – Khó hai bàn tay, việc chăm sóc và bảo vệ cho đôi mắt được khoẻ mạnh, trong sáng là thực sự quan trọng. Qua những câu chuyện, những chia sẻ trong buổi GLTT cùng với những lời tư vấn của BS, chắc hẳn các bạn độc giả đã tìm được những lời giải đáp cho riêng mình. Xin cảm ơn BS Vũ Thị Lan. Cảm ơn chương trình!

Minh Thuận

                    Khi mắt bạn có những dấu hiệu như nhìn đôi, mờ mắt, nhức mắt...

      hãy GỌI NGAY cho chúng tôi theo số để 0971.003.903 được tư vấn giải đáp kịp thời