Khi mắt bị đỏ, kèm theo cộm rát, bệnh đầu tiên bạn nên nghĩ tới chính là viêm giác mạc. Vì sao lại như vậy? Viêm giác mạc là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Cần làm gì để bảo vệ ánh sáng cho đôi mắt? Tất cả thông tin này sẽ có ngay sau đây.

Bệnh viêm giác mạc

Giác mạc là một lớp màng mỏng có hình vòm, trong suốt, kết hợp với tròng trắng mắt (củng mạc) để tạo thành một tấm áo khoác bao phủ kín bên ngoài nhãn cầu. Do tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài nhưng chỉ được bảo vệ bởi một màng phim nước mắt mỏng, nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, dẫn đến bệnh viêm giác mạc.

Triệu chứng cảnh báo viêm giác mạc

Khi thấy mắt có các biểu hiện dưới đây, bạn có nguy cơ rất cao đang mắc viêm giác mạc:

- Mắt bị đỏ.

- Cay mắt, cộm ngứa mắt.

- Đau, có cảm giác châm chích ở mắt.

- Nhìn mờ nhòe.

- Khó mở mắt.

- Chảy nước mắt.

- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói, nhức mắt khi ra ngoài trời hay nhìn bóng đèn.

Các triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy, điều trị càng sớm, khả năng phục hồi thị lực càng cao, thời gian điều trị càng được rút ngắn.

Nguyên nhân và phân loại viêm giác mạc

Tùy thuộc vào nguyên nhân, viêm giác mạc được phân thành 2 loại chính là viêm giác mạc nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Viêm giác mạc nhiễm trùng

Đây là loại viêm giác mạc gây ra do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm xâm nhập làm tổn hại mắt, cụ thể là:

- Vi khuẩn: Trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng là hai loại vi khuẩn gây viêm giác mạc phổ biến nhất, thường xảy ra do đeo kính áp tròng không đúng cách.

- Nấm: Các loại nấm dễ gây viêm giác mạc là Candida, Aspergillus và Fusarium. Viêm giác mạc do nấm thường gặp ở những người đeo kính áp tròng hoặc do tiếp xúc với môi trường có nhiều nấm phát triển.

- Ký sinh trùng: Một sinh vật có tên là Acanthamoeba tồn tại ở ngoài trời có thể xâm nhập vào mắt và gây viêm giác mạc.

- Vi rút: Loại viêm giác mạc này chủ yếu là do vi rút Herpes simplex gây ra. Các vi rút này thường gây viêm kết mạc trước, sau đó tiến triển thành viêm giác mạc.

Nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm giác mạc

Nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm giác mạc

Viêm giác mạc không nhiễm trùng

Đúng như tên gọi, đây là loại viêm giác mạc tự phát không phải do tác động từ vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng hay nấm. Các nguyên nhân gây viêm kết mạc loại này bao gồm:

- Chấn thương mắt gây trầy xước giác mạc.

- Đeo kính áp tròng quá lâu.

- Đeo kính áp tròng khi đi bơi.

- Sống trong môi trường có khí hậu nóng.

- Suy giảm miễn dịch.

- Tiếp xúc lâu với ánh nắng hay ánh sáng mạnh từ lò hàn, tia xạ trị…

Viêm giác mạc có lây không?

Viêm giác mạc do nhiễm trùng hoàn toàn có thể lây từ mắt này sang mắt kia và từ người này sang người khác. Tuy nhiên, viêm giác mạc không do nhiễm trùng thì không có khả năng lây truyền.

Cách trị viêm giác mạc

Lựa chọn phương pháp nào để điều trị viêm giác mạc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu là viêm giác mạc do nhiễm trùng, bạn sẽ cần dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống chứa các thành phần như:

- Kháng sinh để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Chất chống nấm.

- Chất kháng vi rút.

Viêm giác mạc không nhiễm trùng thì không cần dùng đến thuốc. Bạn có thể sử dụng một miếng băng mắt để giúp bảo vệ mắt khỏi gió bụi, vi khuẩn, vi rút và đợi mắt tự chữa lành tổn thương. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những trường hợp viêm giác mạc không nhiễm trùng chuyển thành nhiễm trùng. Lúc này, bạn sẽ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm giác mạc có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt

Nếu được điều trị kịp thời, viêm giác mạc hoàn toàn có thể khỏi được. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hay chữa trị không đúng cách, viêm giác mạc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc mạn tính, tăng nhãn áp, loạn thị, đục thủy tinh thể…, trong đó phổ biến nhất là loét giác mạc tạo sẹo.

Sẹo giác mạc có thể làm giảm một phần tầm nhìn vĩnh viễn và chỉ có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật cắt gọt hoặc ghép giác mạc. Tuy nhiên, các phẫu thuật này còn khá phức tạp và tồn tại nguy cơ biến chứng, do vậy chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết và bởi những bác sĩ có tay nghề cao.

Viêm giác mạc dễ gây sẹo làm tổn hại thị lực nghiêm trọng

Viêm giác mạc dễ gây sẹo làm tổn hại thị lực nghiêm trọng

Nếu bạn đang khó chịu ngày đêm chỉ vì viêm giác mạc, đừng chần chừ, hãy gọi ngay đến tổng đài: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn giải pháp trị tối ưu, giúp mắt nhanh khỏe trở lại, chặn đứng các biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm giác mạc đơn giản tại nhà

Viêm giác mạc tuy dễ mắc phải nhưng cũng dễ phòng ngừa nếu bạn tuân thủ các hướng dẫn sau:

- Đeo kính áp tròng đúng cách: không đeo qua đêm, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đeo, không đeo khi bơi, không đeo quá thời gian cho phép.

- Vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày bằng nước hoặc khăn mềm sạch khuẩn.

- Hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt.

- Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút.

- Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài.

- Dùng nước muối NaCl 0,9% vô trùng để vệ sinh mắt khi có bụi hay vật lạ bay vào mắt.

Giải pháp loại bỏ viêm giác mạc mạn tính

Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị tại viện và tại nhà theo hướng dẫn trên mà tình trạng viêm giác mạc vẫn tái phát liên tục thì chứng tỏ mắt bạn đã bị tổn thương nặng. Lúc này, bạn sẽ cần đến một giải pháp chuyên biệt hơn, đó là sử dụng viên bổ mắt chứa vi chất dinh dưỡng và kháng sinh tự nhiên để giúp tăng sức đề kháng cho mắt, giúp mắt khỏe hơn, qua đó ngăn chặn viêm giác mạc tái phát.

Hiện nay trên thị trường đã có viên bổ mắt Minh Nhãn Khang là đáp ứng đủ các yêu cầu này. Với sự kết hợp các dưỡng chất thiết yếu là Kẽm, vitamin B2, Alpha lipoic acid cùng kháng sinh tự nhiên Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng, sản phẩm có khả năng làm dịu các triệu chứng sưng đau, đỏ nhức mắt nhanh chóng, đồng thời giúp tăng cường thị lực, giúp mắt sáng khỏe và chặn đứng các nguyên nhân khiến viêm giác mạc tái phát.

Hiệu quả thực sự của Minh Nhãn Khang đã được kiểm chứng qua đánh giá từ hàng triệu người bệnh. Trường hợp bác Mai trong video dưới đây là một ví dụ điển hình. Không chỉ mắc viêm giác mạc nặng mà còn kèm theo cả viêm kết mạc, viêm bờ mi, khô mắt, thế nhưng chỉ sau thời gian ngắn dùng sản phẩm, đôi mắt của bác Mai đã sáng khỏe trở lại, bạn hãy lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ bác để có thêm giải pháp chăm sóc mắt cho mình.

Bí quyết trị viêm giác mạc mạn tính tối ưu cho mọi độ tuổi

Thực tế đã cho thấy, bất kỳ ai cũng đều sẽ bị viêm giác mạc ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, có những người khỏi rất nhanh trong khi những người khác lại bị tái phát liên tục khiến thị lực suy giảm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về viêm giác mạc, đồng thời biết cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.

Xem thêm

10 loại thức ăn tốt nhất giúp mắt phục hồi nhanh sau viêm giác mạc

Lợi ích thực sự của Minh Nhãn Khang với viêm mắt

Ds Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/keratitis#keratitis-vs-conjunctivitis