Thoái hóa điểm vàng (ADM) là bệnh mạn tính, tiến triển nặng dần theo thời gian, mặc dù người bệnh không cảm thấy đau đớn nhưng hậu quả để lại có thể làm giảm thị lực trung tâm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Thoái hóa điểm vàng xảy ra khi nào?
Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là một bộ phận nhỏ nằm tại ví trí trung tâm của võng mạc, giúp bạn có thể nhận biết được màu sắc, chi tiết và độ rõ nét của hình ảnh, do chứa nhiều tế bào tiếp nhận ánh sáng chuyên biệt gọi là các tế bào hình nón. Khi hệ thống mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Lúc này các tế bào hình nón tại hoàng điểm bị hư hỏng nghiêm trọng, theo đó chúng không còn thực hiện được nhiệm vụ của mình, gây mất thị lực ở vị trí vùng trung tâm trong khi thị lực ngoại vi vẫn còn nguyên vẹn.
Thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 dạng là thể ướt và thể khô
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng
Tùy thuộc vào sự tổn thương của mạch máu, thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 thể với các triệu chứng khác nhau:
Thoái hóa điểm vàng thể khô: là dạng bệnh thường gặp nhất, chiếm đến 90% trong tất cả các trường hợp bị thoái hóa điểm vàng. Bệnh thường phát triển từ 5 – 10 năm cho đến khi người bệnh bị mất thị lực hoàn toàn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh:
- Cần nhiều ánh sáng hơn bình thường khi đọc.
- Việc đọc sách báo nhìn mờ hơn, khó khăn hơn.
- Màu sắc của hình ảnh trở nên mờ nhạt.
- Tầm nhìn bị mờ.
Mắt bị mất thị lực trung tâm khi bị thoái hóa điểm vàng
Với thoái hóa điểm vàng thể ướt: mặc dù bệnh hiếm gặp hơn so với thể khô, nhưng hậu quả để lại cho người bệnh khá nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt:
- Biến dạng hình ảnh: Các đường thẳng có thể xuất hiện gợn sóng hoặc quanh co.
- Điểm mù: Mặc dù thị lực vẫn nhìn được nhưng hình ảnh trở nên mờ nhòe, mất thị lực tại vùng trung tâm.
- Ảo giác: nhìn thấy hình dạng, con người hoặc động vật… nhưng không có thật.
Dù là thoái hóa điểm vàng thể khô hay ướt thì đều có cách bảo vệ tầm nhìn, tránh mù lòa hiệu quả, quan trọng là phải áp dụng sớm. Hãy gọi ngay/zalo qua số: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn trực tiếp.
Nguyên nhân nào gây thoái hóa điểm vàng
Tuy chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây thoái hóa điểm vàng, nhưng một số đối tượng sau có thể có nguy cơ cao tiến triển bệnh trong tương lai:
- Người cao tuổi: những người ở độ tuổi 50 thì tỉ lệ mắc bệnh chỉ 2%, nhưng khi ở độ tuổi 70, tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 30%, do vậy đây được xem là căn bệnh của người già.
- Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng cao hơn nam giới.
- Lịch sử gia đình mắc AMD
- Hút thuốc lá: khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng.
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời
- Thiếu chất dinh dưỡng: dinh dưỡng kém, hoặc bạn ăn quá nhiều dầu mỡ và thịt đỏ, thiếu rau xanh sẽ khiến mắt nhanh chóng bị thoái hóa hơn.
- Biến chứng từ một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giáp,...
Xem thêm:
Người mắc bệnh về mắt nên ăn gì?
Thảo dược thiên nhiên giúp ngăn chặn tiến trình thoái hóa điểm vàng
Các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng
Hiện tại không có cách chữa dứt điểm thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, theo kết quả các nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, nếu như bệnh được phát hiện sớm, người bệnh xây dựng được một chế độ ăn và thay đổi lối sống hợp lý, kể cả việc sử dụng thuốc bổ trợ mắt thích hợp… thì có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Trường hợp thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể áp dụng một số phương pháp điều trị, bao gồm:
- Phẫu thuật Laser (laser quang đông): sử dụng một chùm tia laser nóng để phá hủy các mạch máu bất thường trong mắt.
- Trị liệu bằng quang động: bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để kích hoạt một loại thuốc nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh.
- Sử dụng thuốc: các thuốc được sử dụng có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh mạch máu bất thường như Ranibizumab (Lucentis), Aflibercept (Eylea)…
Một số phương pháp mới hiện nay đang được nghiên cứu để điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt như chuyển vị điểm vàng, hoặc thay thế ống kính cũ của mắt bằng ống kính nhân tạo có thể tăng cường được thị lực trung tâm.
Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng
- Khám mắt thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện kịp thời bệnh thoái hóa điểm vàng, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
- Nên che chắn, bảo vệ cho mắt khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp từ tia tử ngoại mặt trời, đèn pha, đèn chiếu…
Đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho mắt bằng cách ăn những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa, các vitamin C, E, A, kẽm, omega3, nhất là Lutein và Zeaxanthin – hai yếu tố giúp cấu tạo, nuôi dưỡng và bảo vệ chính của điểm vàng.
Nguyễn Phượng
Nguồn tham khảo: http://www.nhs.uk/
-------------------------------------
Thông tin cho bạn:
TPCN Minh Nhãn Khang chứa Lutein, Zeaxanthine… có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, oxy hóa mắt, giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng