Viêm màng bồ đào là một dạng bệnh viêm mắt thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Chẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng của viêm màng bồ đào.

Phân loại viêm màng bồ đào

Màng bồ đào được cấu tạo gồm 3 phần lần lượt từ trước ra sau là: mống mắt, thể mi và màng mạch. Tùy thuộc vào vị trí viêm mà bệnh có thể được phân thành 3 loại:

Viêm màng bồ đào trước (viêm vùng mống mắt và thể mi): Đây là hình thức phổ biến nhất, thường xảy ra ở người trẻ và trung niên.

Viêm màng bồ đào giữa (viêm thể mi): thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trung tâm ổ viêm thường xuất hiện trong dịch kính, thường liên quan đến các bệnh hệ thống như u hạt, đa xơ cứng…

Viêm màng bồ đào sau (viêm màng mạch): là hình thức hiếm gặp nhất, thường ảnh hưởng tới cả võng mạc bên trong.

Viêm màng bồ đào toàn bộ: viêm cả 3 phần của màng bồ đào.

Viêm màng bồ đào có thể xảy ra ở cả 3 phần

Viêm màng bồ đào có thể xảy ra ở cả 3 phần 

Triệu chứng của viêm màng bồ đào

Bạn có thể nhận biết bệnh viêm màng bồ đào thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

- Mắt đỏ

- Đau mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt

- Nhìn mờ

- Xuất hiện chấm đen trôi nổi trong tầm nhìn

- Giảm khả năng nhìn xa

Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột và trầm trọng, đôi khi chúng lại tiến triển dần dần theo thời gian, ảnh hưởng tới một hoặc cả 2 mắt.

Bạn bị viêm màng bồ đào tái phát nhiều lần? Bạn chưa tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả? Hãy liên hệ tới số điện thoại 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào

Có tới một nửa các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Nếu một nguyên nhân được xác định, nó có thể là:

Tổn thương mắt: do chấn thương, phẫu thuật, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, acid,…

Rối loạn tự miễn: như u hạt (sarcoidosis), vẩy nến, lupus ban đỏ hệ thống, herpes simplex…

Một bệnh viêm khác: như viêm loét đại tràng, bệnh Cohn (viêm ruột mạn tính), viêm cột sống dính khớp…

Bệnh nhiễm trùng: như giang mai, lao, nhiễm toxoplasmosis, herpes simplex…

Một số bệnh ung thư ảnh hưởng đến mắt như u lympho

Bệnh còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác như di truyền (gen dễ phát triển viêm màng bồ đào), hút thuốc lá…

Biến chứng của viêm màng bồ đào

Nếu không chữa trị tốt, viêm màng bồ đào có thể gây ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như:

- Glocom (tăng nhãn áp, cườm nước)

Đục thủy tinh thể

- Tổn thương dây thần kinh thị giác

- Bong võng mạc

- Mù lòa vĩnh viễn

Cách điều trị viêm màng bồ đào

Nếu phát hiện chính xác nguyên nhân gây viêm màng bồ đào, việc điều trị sẽ tập trung vào giải quyết căn nguyên đó. Mục tiêu điều trị là làm giảm viêm, giảm triệu chứng khó chịu. Có rất nhiều lựa chọn điều trị khác nhau:

Sử dụng thuốc

Thuốc chống viêm: thường dùng corticosteroid dạng nhỏ mắt hoặc dạng uống trước, có thể chuyển sang dạng tiêm nếu không hiệu quả.

Thuốc kháng sinh, kháng virut: Để kiểm soát nhiễm trùng nếu đó là nguyên nhân gây viêm màng bồ đào.

Thuốc chống ung thư: nếu nguyên nhân là do bệnh ung thư

Thuốc ức chế miễn dịch khác: như methotrexate, cyclosporine… nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng đe dọa tầm nhìn của bạn và dùng corticoid không đỡ.

Thuốc giảm đau

Thuốc hạ nhãn áp

Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần được theo dõi sức khỏe sát sao ít nhất 3 tháng 1 lần.

Phẫu thuật điều trị viêm màng bồ đào

Vitrectomy: phẫu thuật hút bỏ dịch kính và thay thế bằng dung dịch thích hợp khác để ngăn ngừa viêm lan truyền đến các phần khác của mắt.

Cấy ghép thiết bị giải phóng thuốc chậm: thường áp dụng cho người bệnh viêm màng bồ đào sau do thuốc thông thường khó tác động vào vùng này. Thiết bị sẽ phóng thích corticosteroid từ từ vào mắt trong thời gian 2 - 3 năm.

Thiết bị giải phóng thuốc chậm được cấy vào mắt

Thiết bị giải phóng thuốc chậm được cấy vào mắt

Tốc độ phục hồi thị lực của bạn phụ thuộc vào loại viêm màng bồ đào mắc phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn nên nhớ rằng, viêm màng bồ đào rất dễ tái phát trở lại, hãy biết bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt, điều trị tốt các bệnh đang có và sử dụng thêm viên uống bổ mắt có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên, đồng thời khám mắt ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong tầm nhìn.

Xem thêmThông tin về viên uống bổ mắt chứa thảo dược có hoạt tính kháng viêm tự nhiên

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uveitis/symptoms-causes/syc-20378734

http://www.allaboutvision.com/conditions/uveitis.htm

http://www.healthline.com/health/uveitis#Causes3

------------------------------