Thoái hóa điểm vàng thể ướt (Wet macular degeneration) là một bệnh mạn tính, có thể gây giảm hoặc mất thị lực trung tâm đột ngột, nhanh chóng.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt luôn khởi đầu từ thể khô - loại phổ biến và ít nguy hiểm hơn. Căn bệnh này xảy ra khi các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng ở trong võng mạc bị rò rỉ, biến điểm vàng (hoàng điểm) trở thành nơi “tập kết” của máu và dịch lỏng. Điểm vàng là một phần không thể thiếu của võng mạc, chịu trách nhiệm về thị lực trung tâm. Việc phát hiện và điều trị sớm thoái hóa điểm vàng thể ướt giúp ngăn ngừa mất thị lực, thậm chí một số người có thể hồi phục thị lực nếu điều trị tốt.

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng thể ướt

Thoái hóa điểm vàng thể ướt thường gây ra các trệu chứng đột ngột và tiến triển theo chiều hướng xấu đi nhanh chóng. Triệu chứng thoái hóa điểm vàng thể ướt bao gồm:

- Hình ảnh nhìn được bị méo mó (ví dụ: Đường thẳng bị bẻ cong hoặc lượn sóng).

- Giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả hai mắt, không thể phân biệt màu sắc hay nhìn rõ từng đường nét ở trung tâm của hình cảnh.

- Có điểm mờ hoặc điểm mù trong tầm nhìn.

- Màu sắc mờ nhạt, hình ảnh mờ nhòe, cảm giác như có lớp sương mù mỏng trước mắt.

Hình ảnh nhìn được từ mắt bị thoái hóa điểm vàng thể ướt

Hình ảnh nhìn được từ mắt bị thoái hóa điểm vàng thể ướt

Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng thể ướt

Hiện chưa biết chính xác nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng thể ướt, nhưng bệnh này phát triển ở những người bị thoái hóa điểm vàng thể khô. Trong tất cả các trường hợp thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, có 10% là thể ướt. Bệnh này có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

- Mất thị lực do sự phát triển của các mạch máu bất thường: Các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) không thể ngăn chặn các mạch máu tân sinh bất thường từ màng mạch dưới võng mạc. Những mạch máu này có đặc điểm là phát triển nhanh chóng và rất dễ vỡ. Khi đó, dịch lỏng và máu sẽ bị rò rỉ ra ngoài và đọng lại ở võng mạc, ảnh hưởng đến chức năng võng mạc.

- Mất thị lực do dịch lỏng tích tụ ở phía sau mắt: Khi chất lỏng rò rỉ ra từ màng mạch, chúng có thể tích tụ lại ở giữa màng mạch và lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Sự tích tụ này sẽ khiến điểm vàng bị sưng lên và dẫn tới mất thị lực.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bao gồm: Trên 65 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, có thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc, béo phì và mắc bệnh tim mạch.

Để chống lão hóa mắt, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực, bạn có thể sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên như Tpcn Minh Nhãn Khang. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Biện pháp chẩn đoán

Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể được phát hiện sau khi khám mắt. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh này là sự hiện diện của drusen - chất lắng cặn màu vàng tích tụ bên dưới lớp biểu mô sắc tố võng mạc (RPE - “ranh giới” giữa võng mạc và lớp mạch máu gọi là màng mạch). Bác sỹ có thể xác định được drusen thông qua việc sử dụng thiết bị y tế đặc biệt để nhìn vào bên trong đáy mắt (sau khi mắt đã được làm giãn bằng thuốc).

Ngoài ra, bác sỹ nhãn khoa cũng có thể yêu cầu người bệnh nhìn vào lưới Amsler (Amsler grid). Lưới Amsler gồm nhiều đường thẳng được xếp như bàn cờ. Người bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ nhìn thấy các đường kẻ bị gợn sóng, bị mờ, thậm chí là bị khuyết. 

Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể chữa khỏi không?

Một số phương pháp điều trị hiện tại có thể làm chậm tiến triển của bệnh và bảo vệ thị lực hiện có. Người bệnh may mắn phát hiện và điều trị sớm có khả năng hồi phục lại thị lực đã mất.

Điều trị bng thuốc

Thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới. Sử dụng thuốc là điều trị tiêu chuẩn đầu tiên cho tất cả các giai đoạn thoái hóa điểm vàng thể ướt.

Các loại thuốc dùng để điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt bao gồm:

- Bevacizumab (Avastin)

- Ranibizumab (Lucentis)

- Aflibercept (Eylea)

Các loại thuốc này được tiêm vào mắt trong khoảng 4 tuần. Nếu thuốc đáp ứng tốt, các mạch máu sẽ co lại (bớt rò rỉ) và dịch lỏng ở võng mạc được hấp thu, trả lại một số chức năng cho võng mạc và phục hồi một phần thị lực. Tuy nhiên, các thuốc này có thể dẫn đến xuất huyết kết mạc, đau mắt, nổi hạt ở mắt, tăng nhãn áp và viêm mắt. Một số thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Liệu pháp quang động (photodynamic therapy - sử dụng ánh sáng để kích hoạt thuốc tiêm)

Liệu pháp này đôi khi được sử dụng để điều trị các mạch máu bất thường ở trung tâm hoàng điểm. Trong thủ thuật này, bác sỹ tiêm thuốc verteporfin (Visudyne) vào tĩnh mạch cánh tay của người bệnh, thuốc này sẽ theo dòng máu đến các mạch máu trong mắt. Sau đó, bác sỹ sẽ chiếu ánh sáng vào mắt, hướng đến các mạch máu bất thường hoặc bị rò rỉ dưới điểm vàng. Khi ánh sáng trực tiếp vào mắt, thuốc sẽ được kích hoạt và gây co mạch máu, chấm dứt tình trạng rò rỉ.

Liệu pháp quang động có thể cải thiện tầm nhìn và làm giảm nguy cơ mất thị lực. Người bệnh có thể phải điều trị lặp lại nhiều lần vì các mạch máu có thể mới rộng trở lại. Sau điều trị, người bệnh cần tránh ánh nắng trực tiếp và đèn sáng mạnh trong một vài ngày, cho đến khi thuốc hết tác dụng.

Điều trị tán xạ laser (laser photocoagulation - sử dụng tia laser để phá hủy các mạch máu bất thường)

Bác sỹ sử dụng một chùm laser năng lượng cao để triệt tiêu các mạch máu tân sinh bất thường ở dưới điểm vàng và hàn các mạch máu bị rò rỉ lại. Thủ thuật này được sử dụng để phòng ngừa điểm vàng bị tổn hại thêm và bảo vệ thị lực càng lâu càng tốt.

Điều trị tán xạ laser chỉ được sử dụng trong các trường hợp thoái hóa điểm vàng ướt. Thủ thuật này không dành cho bệnh nhân có mạch máu tân sinh bất thường nằm ở trung tâm điểm vàng. Ngoài ra, điểm vàng càng hư hỏng hiểu thì khả năng thành công càng thấp.

Tương tự như biện pháp quang động, người bệnh cần phải điều trị lặp lại nhiều lần.

Chiếu laser để triệt tiêu các mạch máu bất thường khi bị thoái hóa điểm vàng thể ướt

Chiếu laser để triệt tiêu các mạch máu bất thường khi bị thoái hóa điểm vàng thể ướt

Khắc phục thoái hóa điểm vàng thể ướt bằng lối sống

Khi có sự thay đổi về tầm nhìn, bạn buộc phải thay đổi một số thói quen sống để bảo vệ thị lực, chẳng hạn như:

- Sử dụng kính lúp khi đọc.

- Thay đổi màn hình hiển thị trên máy tính: Điều chỉnh kích thước chữ, đặt màn hình ở chế độ tương phản.

- Sử dụng đèn sáng trong nhà.

- Thận trọng khi lái xe, đặc biệt là nếu lái xe vào ban đêm, giờ cao điểm hoặc trong thời tiết xấu.

- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc nhờ người khác giúp đỡ trong việc di chuyển đường dài.

Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng thể ướt

Các biện pháp sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng thể ướt:

- Khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sỹ để phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng thể ướt.

- Điều trị tốt các vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến thoái hóa điểm vàng: Bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng, nên tham vấn ý kiến bác sỹ.

- Không hút thuốc lá.

- Duy trì cân nặng trung bình và tập thể dục thường xuyên: Nếu cần phải giảm cân, bạn nên giảm lượng calorie trong các bữa ăn và tăng cường tập thể dục.

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bao gồm các loại trái cây, rau lá xanh, các loại hạt, cá giàu acid béo omega-3 (chẳng hạn như cá hồi).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung đầy đủ cho mắt nguồn chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất chống thoái hóa và kháng viêm có thể giúp làm chậm nguy cơ tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, phòng ngừa mất thị lực. Tại Việt Nam, Tpcn Minh Nhãn Khang là số ít sản phẩm chuyên khoa về mắt đang có chứa đầy đủ các thành phần này, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt mặc dù nguy hiểm và mau trở nặng nhưng phương pháp điều trị phù hợp từ giai đoạn sớm sẽ giúp cải thiện tầm nhìn và hồi phục một phần thị lực đã mất.

Xuân Bắc

Tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wet-macular-degeneration/diagnosis-treatment/treatment/txc-20164285

http://www.webmd.com/eye-health/macular-degeneration/age-related-macular-degeneration-overview?page=4