Thoái hóa điểm vàng thể khô là dạng bệnh phổ biến nhất có liên quan đến vị trí trung tâm của võng mạc (điểm vàng), chiếm đến 90% tổng số ca bệnh trên toàn thế giới. Đây là tình trạng thoái hóa và chết đi của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) gây teo điểm vàng, khiến cho võng mạc không thể tiếp nhận được ánh sáng từ bên ngoài.
Thoái hóa điểm vàng thể khô đặc trưng bởi những chấm nhỏ trên trung tâm võng mạc gọi là drusen và gây mỏng võng mạc. Mặc dù không nghiêm trọng và tiến triển nhanh như thoái hóa điểm vàng thể ướt, nhưng bệnh này hoàn toàn có thể gây mất thị lực trầm trọng nếu không điều trị.
Drusen trong thoái hóa điểm vàng thể khô là gì?
Trong võng mạc có những chấm nhỏ màu vàng hoặc màu trắng nhỏ liti tích lũy dần dần gọi là drusen. Đây là dấu hiệu sớm nhất cho thấy người bệnh đã mắc căn bệnh thoái hóa điểm vàng ở tuổi già. Drusen được tạo thành từ chất béo liên kết với protein, là những chất thải không được mắt xử lý một cách triệt để.
Drusen có thể nhỏ, cứng và nằm rải rác trong võng mạc nhưng cũng có thể có kích thước lớn hơn, mềm và xuất hiện nhiều ở trung tâm võng mạc. Loại drusen nhỏ có thể không làm ảnh hưởng đến thị lực trong một thời gian dài. Tuy nhiên, drusen lớn sẽ là nguy cơ cao gây thoái hóa điểm vàng dạng khô, dạng drusen này có thể phá vỡ võng mạc, gây bong võng mạc.
Drusen hình thành trong võng mạc
Bác sĩ nhãn khoa hoàn toàn có thể nhìn thấy drusen trong mắt khi kiểm tra giãn nở đồng tử, ngay cả khi người bệnh chưa có dấu hiệu giảm thị lực. Nếu lớp drusen lớn, mềm, bạn sẽ cần được theo dõi thường xuyên hơn và nên điều trị sớm.
Dấu hiệu nhận biết khi bị thoái hóa điểm vàng thể khô
Triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô thường tiến triển âm thầm và không gây đau đớn trong nhiều năm. Các triệu chứng thường gặp như:
- Hình ảnh bị méo mó, biến dạng, chẳng hạn như đường thẳng thành đường cong
- Giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả 2 mắt. Ví như 1 khung tranh mà bạn chỉ nhìn được ở phía rìa bên ngoài khung, trong khi đó bạn thể thấy rõ vùng trung tâm của hình ảnh, mọi màu sắc và đường nét bị thay thế bằng một chấm đen lớn dần theo sự tiến triển của bệnh. Đôi khi còn khó khăn để nhận biết khuôn mặt của từng người đứng trước mặt.
- Cần ánh sáng cường mạnh hơn khi đọc sách hoặc làm việc, chẳng hạn như phải dùng đến 2 bóng đèn thay vì 1 bóng như trước đây.
- Khó khăn để thích nghi với nguồn ánh sáng thấp, ví dụ trong nhà chỉ hơi tối một chút là bạn cảm thấy chẳng phân biệt rõ được thứ gì
Sử dụng sớm Tpcn Minh Nhãn Khang sẽ giúp tăng cường thị lực, cải thiện các triệu chứng nhìn mờ, nhìn kém và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô. Hãy liên hệ tới số 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng thể khô
Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi. Các nghiên cứu cho biết có hai dạng yếu tố nguy cơ chính là: Nguy cơ thay đổi được và nguy cơ không thể thay đổi.
Những nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng có thể thay đổi được
- Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, đặc biệt là nếu trong gia đình bạn có người từng mắc thoái hóa điểm vàng
- Ăn kiêng khiến con người thiếu đi nhiều dưỡng chất quan trọng như chất chống oxy hóa, chất béo bão hòa… có nhiều trong các món ăn từ động vật
- Mắc béo phì, lười vận động, huyết áp cao là những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng
- Cholesterol trong máu quá cao có hại cho mắt và tim mạch
- Phơi nắng nhiều khiến mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh và tia cực tím từ mặt trời khiến mắt nhanh bị hỏng
Nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng không thể thay đổi
- Tuổi tác càng cao càng dễ mắc thoái hóa điểm vàng: Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng có ở 14% người trong độ tuổi 55-64, 20% ở độ tuổi 65-75 tuổi và 40% người trên 75 tuổi
- Thoái hóa điểm vàng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới
- Người da trắng dễ mắc thoái hóa điểm vàng hơn người da màu
- Thoái hóa điểm vàng dễ gặp ở người mắt xanh hơn là mắt đen
- Khi đã bị thoái hóa điểm vàng ở một mắt, mắt còn lại cũng dễ mắc thoái hóa điểm vàng
- Nếu trong gia đình bạn có người mắc thoái hóa điểm vàng, bạn cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này
Cần làm gì để phòng nguy cơ và ngăn chặn bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô tiến triển?
Như đã nói ở trên, thoái hóa điểm vàng thể khô hiện chưa có cách nào điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm lại tốc độ thoái hóa điểm vàng đến 25% ngay cả ở những người có yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bằng cách thay đổi một lối sống lành mạnh.
Thói quen tốt nên được duy trì khi có nguy cơ cao thoái hóa điểm vàng thể khô
Chú ý đến những thói quen hàng ngày là bạn có thể giúp hạn chế sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng.
- Ăn nhiều rau, trái cây: Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ điểm vàng khỏi quá trình thoái hóa. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, mù tạt… chứa nhiều lutein và zeaxanthin, những chất chống oxy hóa nội sinh có nhiều trong điểm vàng. Một số loại quả có chứa chất này như nho đỏ, ớt, ngô, cam, dưa đỏ, xoài…Ăn 5 - 9 bữa/ ngày: Bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Ăn cá hai lần mỗi tuần bởi nó chứa nhiều omega-3, giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng từ 2-3 lần.
- Tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần.
- Bảo vệ đôi mắt khi ra ngoài trời bằng mũ phớt, đeo kính râm chống tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.
Chất chống oxy hóa trong trái cây giúp bảo vệ điểm vàng khỏi thoái hóa
Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh là có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô. Một số biện pháp điều trị như phẫu thuật thay ống kính mắt, châm cứu, kích thích bằng điện Microelectrical… vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.
Các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, nếu áp dụng công thức AREDS1 gồm vitamin C, vitamin E, betacaroten, kẽm và đồng có thể làm giảm 25% nguy cơ bị mất thị lực do thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên nó có điểm hạn chế là làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi ở những người hút thuốc, do vậy, công thức AREDS2 đã sử dụng lutein và zeaxanthin thay cho vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, stress oxy hóa là nguyên nhân chính gây tổn thương đến các tế bào biểu mô sắc tố trong võng mạc, thúc đẩy bệnh thoái hóa điểm vàng tiến triển. Khi còn trẻ, các chất chống oxy hóa nội sinh được bổ sung qua chế độ ăn sẽ giúp dọn dẹp “rác thải” sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong mắt. Nhưng sau độ tuổi 45, quá trình hấp thu kém hiệu quả, hoặc mắc các bệnh mạn tính, tác động từ môi trường bên ngoài đã khiến chất chống oxy hóa bị cạn kiệt. Do đó, bổ sung các chất chống oxy hóa “lý tưởng” cho mắt như Alpha lipoic acid (ALA) cùng các dưỡng chất thiết yếu khác như Kẽm, Lutein, Zeaxanthin, Quercetin… sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện được bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả.
Xuân Bắc
Tham khảo:
http://www.amd.org/what-is-macular-degeneration/dry-amd/
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-macular-degeneration/symptoms-causes/dxc-20164888
-----------
Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang có chứa Lutein, Zeaxanthin, Alpha lipoic acid, Quercein kết hợp với khoáng chất Kẽm, Vitamin B2 giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, khô mắt và các bệnh về mắt.