Ở những thập niên trước, cứ nhắc đến tăng nhãn áp (glocom) là người ta nghĩ ngay đến cái án tử của thị lực. Hiện tại thì sao? Tăng nhãn áp có chữa được không, cách chữa nào hiệu quả nhất để tránh mù lòa? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Tăng nhãn áp có chữa được không?

Thị lực của người bệnh tăng nhãn áp giảm nghiêm trọng là do hệ thống dây thần kinh thị giác ở đáy mắt bị chèn ép và tổn thương. Các dây thần kinh thị giác vốn rất nhạy cảm, một khi đã bị tổn thương thì không thể hồi phục trở lại. Đây chính là lý do khiến tăng nhãn áp không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, bởi điều này không có nghĩa là cứ mắc tăng nhãn áp là 100% sẽ mù lòa. Trên thực tế, hiện nay đã có nhiều phương pháp chữa trị tăng nhãn áp hiệu quả, không đảm bảo có thể giúp mắt sáng rõ như chưa mắc bệnh nhưng có thể giúp gìn giữ được thị lực ở mức khá tốt, hạn chế tối đa nguy cơ mù lòa.

Tăng nhãn áp có chữa được không là mối lo lắng của mọi người bệnh

Tăng nhãn áp có chữa được không là mối lo lắng của mọi người bệnh

Các cách chữa tăng nhãn áp phổ biến hiện nay

Tăng nhãn áp gồm 2 thể chính là tăng nhãn áp góc đóng và tăng nhãn áp góc mở. Mỗi thể bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm và hướng điều trị khác nhau.

Cách chữa tăng nhãn áp góc đóng

Tăng nhãn áp góc đóng thường gây ra các triệu chứng nhìn mờ, đau nhức hốc mắt, sưng đỏ mắt, đau đầu… trầm trọng và có thể lấy đi hoàn toàn thị lực chỉ trong vài giờ, do vậy cần điều trị ngay lập tức khi phát hiện bệnh. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc Pilocarpin, Acetazolamid, Diamox… để hạ nhãn áp tạm thời, sau đó phẫu thuật để khơi thông dòng chảy của thủy dịch trong mắt. Một số phẫu thuật đang được áp dụng tại viện là:

- Chiếu tia laser: Đây là phương pháp ít xâm lấn và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong chữa trị tăng nhãn áp. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào vùng bè giác mạc để tạo ra các lỗ nhỏ (khoảng 100 lỗ) để giúp thủy dịch thoát ra khỏi mắt. Thời gian tiến hành ngắn, chỉ cần 20 – 30 phút, ít nguy cơ biến chứng, tuy nhiên chiếu laser không có tác dụng lâu dài. Thông thường chỉ sau vài tháng hoặc vài năm, người bệnh sẽ cần tiến hành lại.

- Cắt bè củng giác mạc: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần nhỏ ở vùng bè củng giác mạc để tạo ra đường thoát mới cho thủy dịch, giúp đưa nhãn áp về mức ổn định nhanh chóng. Đây là phương pháp chữa tăng nhãn áp ra đời từ rất sớm, có hiệu quả khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng gây tổn hại thị lực nên cần được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn cao.

- Ghép ống thoát thủy dịch: Bác sĩ tiến hành cấy ghép một ống silicon dài khoảng 1 cm vào mắt để giúp đưa thủy dịch ra khỏi mắt dễ dàng hơn. Sau khi thực hiện, người bệnh cần băng mắt bảo vệ và theo dõi cẩn thận trong khoảng vài tuần.

- Quang đông thể mi: Bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng để áp lên vùng thể mi, làm giảm hoạt động tiết thủy dịch của vùng này, qua đó làm giảm nhãn áp hiệu quả. Phương pháp này tiến hành nhanh, tuy nhiên cũng không có tác dụng mãi mãi.

Cách chữa tăng nhãn áp góc mở

Tăng nhãn áp góc mở thường âm thầm làm giảm thị lực, người bệnh thường chỉ phát hiện khi các dây thần kinh thị giác đã tổn thương quá nhiều gây mất thị lực ngoại vi hoặc đã lan đến vùng trung tâm của hình ảnh.

Dùng thuốc hạ áp (đường uống hoặc nhỏ mắt) là cách chữa trị chủ yếu đối với thể bệnh này. Một số nhóm thuốc thường dùng là nhóm chẹn beta-adrenergic, nhóm ức chế Rhokinase, nhóm cường adrenergic, nhóm prostaglandin… Các thuốc này có khả năng làm tăng đào thải thủy dịch và ức chế sản sinh thủy dịch mới trong mắt, qua đó giúp ổn định dần nhãn áp về giới hạn bình thường. Tùy mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài mà mắt vẫn mờ, thị lực vẫn kém, người bệnh cần đổi sang loại thuốc khác hoặc tiến hành phẫu thuật tương tự tăng nhãn áp góc đóng.

Tăng nhãn áp có chữa được không? Có thể chữa bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Tăng nhãn áp có thể chữa được bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Dù đã dùng thuốc hoặc phẫu thuật, tăng nhãn áp vẫn có thể tiến triển nặng gây mất thị lực bất cứ lúc nào. Do vậy, ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý chăm sóc mắt đúng cách. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết.

Cách chống mù lòa tối ưu khi mắc tăng nhãn áp

Bảo vệ dây thần kinh thị giác tránh khỏi tổn thương là mục tiêu cốt yếu trong điều trị tăng nhãn áp. Muốn thực hiện được mục tiêu này, chỉ làm giảm nhãn áp là chưa đủ. Để mắt sáng khỏe, thị lực được giữ vững, ngoài tuân thủ chỉ định dùng thuốc hay phẫu thuật của bác sĩ, người bệnh cần bổ sung ngay cho mắt một dưỡng chất chuyên biệt là Alpha lipoic acid.

Theo nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Washington - Hoa Kỳ, Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng loại bỏ gốc tự do, bảo vệ cấu trúc của dây thần kinh thị giác, làm giảm mức độ tổn thương mắt xuống mức thấp nhất khi nhãn áp tăng cao. Do vậy, dùng viên uống bổ viên bổ mắt chứa Alpha lipoic acid như Minh Nhãn Khang đã và đang là giải pháp tối ưu, giúp người mắc tăng nhãn áp gìn giữ được ánh sáng cho đôi mắt, phòng tránh mù lòa hiệu quả. Lợi ích thực sự của phương pháp này đã được minh chứng qua kết quả sử dụng của hàng ngàn người bệnh, tiêu biểu như bác Du (Hậu Giang) trong video dưới đây:

Bí quyết tự nhiên giúp mắt sáng khỏe, hết lo tăng nhãn áp của bác Du (Hậu Giang)

Hiểu rõ tăng nhãn áp có chữa được không và chữa bằng cách nào chỉ là bước đầu tiên trong hành trình bảo vệ thị lực khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Và một yếu tố quan trọng mà người bệnh cũng cần hết sức lưu ý đó là, tăng nhãn áp trị càng sớm, hiệu quả càng cao, do vậy cần tuyệt đối tránh chủ quan khi phát hiện dù chỉ một trong những biểu hiện nhìn mờ, đau nhức mắt, đỏ mắt, thấy hào quang, đau đầu, mắt căng tức, buồn nôn…

Xem thêm:

Tăng nhãn áp nên ăn gì, kiêng gì để gìn giữ thị lực lâu dài?

Minh Nhãn Khang – Giải pháp tránh mù lòa tối ưu khi mắc tăng nhãn áp

Ds Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.aao.org/eye-health/diseases/glaucoma-treatment