Triệu chứng đục thủy tinh thể thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm, không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Do đó, bệnh chỉ được chẩn đoán tình cờ hoặc đến khi thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể là được ví như chiếc ống kính của máy ảnh, ống kính hoạt động có tốt thì hình ảnh thu được mới rõ ràng, sắc nét. Nhưng theo thời gian, ống kính bắt đầu bị “lão hóa”, các protein cấu tạo nên thủy tinh thể ngày nào nay tập trung lại với nhau thành từng đám, làm cho tia sáng vốn được truyền thẳng sẽ bị khúc xạ ra xung quanh. Kết quả là hình ảnh thu được sẽ bị mờ, nhòe, thậm chí đến một ngày bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh.
Nhưng ngoài yếu tố thường gặp do tuổi tác, đục thủy tinh thể sẽ gia tăng ở các đối tượng sau: mắc bệnh đái tháo đường, trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh, tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, người hút thuốc lá, béo phì, mắc bệnh tăng huyết áp, chấn thương mắt hoặc do sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm trong thời gian dài…
Bạn đang rất lo lắng vì có những dấu hiệu đục thủy tinh thể hoặc trong nhóm có nguy cơ cao? Bạn có thể sử dụng thêm TPCN MINH NHÃN KHANG - có chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đục thủy tinh thể. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 để được hỗ trợ.
Triệu chứng thường gặp khi bị đục thủy tinh thể
Người bệnh đục thủy tinh thể miêu tả họ thường gặp các triệu chứng sau:
- Thị lực giảm: Trong mới bị chớm đục thủy tinh thể, tầm nhìn của người bệnh sẽ bị mờ giống như nhìn lên bầu trời vào một ngày đầy mây. Mức độ giảm thị lực tỷ lệ thuận với mức độ nặng dần của bệnh đục thể thủy tinh.
Đục thủy tinh thể có thể gây nhìn mờ, suy giảm thị lực
- Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thể thủy tinh ban đầu có xu hướng cận thị hóa, do vậy khả năng nhìn gần sẽ tốt lên. Nhưng điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó thị lực của mắt cả nhìn gần hay xa đều bị ảnh hưởng.
- Khó nhìn vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng: Trong giai đoạn đục thủy tinh thể tiến triển, người bệnh thường không thể nhìn xa, khó khăn khi nhìn vào ban đêm.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Đây là triệu chứng phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Quá nhạy cảm với ánh sáng có thể bị đau nhức hốc mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể dưới bao sau.
- Nhìn thấy quầng sáng quang đèn: Đục thủy tinh thể có thể làm ánh sáng bị nhiễu xạ khi đi vào mắt, làm xuất hiện quầng sáng xung quanh đèn điện. Đây cũng là lý do vì sao người bị đục thủy tinh thể dễ gặp nguy hiểm khi lái xe vào ban đêm.
- Liên tục phải tăng độ kính: Người bệnh có thể phải thường xuyên tăng độ kính với mong muốn nhìn rõ hơn.
- Thấy màu sắc nhạt đi hoặc hơi ngả sang màu vàng: Khi đục thủy tinh phát triển, nhân thủy tinh thể bị đục nhiều hơn, ố thành màu vàng, sau đó chuyển sang nâu. Lúc này người bệnh sẽ khó phân biệt màu sắc khi thiếu ánh sáng.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở người trung niên và cao tuổi. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ trong chế độ ăn hàng ngày, nên lựa chọn những thực phẩm giúp bổ sung các vi chất quan trọng dành cho mắt, kết hợp thêm bộ ba chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chống thoái hóa trong sản phẩm hỗ trợ. Nhờ đó, cơ thể sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ vững chắc dành cho mắt, ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể và các bệnh khác về mắt.
Ds. Lê Hoa
Theo nguồn: http://www.healthline.com