Đáp: Khi cháu bị cành cây đập vào mắt thì có thể gây rách các màng, tuy nhiên ở đây cháu không nói rõ nên người ta gọi trường hợp của cháu là chấn thương do đụng dập, tức là tất cả thành phần của mắt đều chịu lực tác động rất mạnh của cành cây và gây ra đụng dập. Khi đó, thủy tinh thể có thể bị chấn thương và hình thành vết rách hay làm nứt 1 mảnh nào đó ở thể thủy tinh, hoặc có thể làm đứt các dây treo thể thủy tinh,... Như vậy, các tổ chức của thể thủy tinh sẽ bị hỏng đi, xấu đi gây ra hiện tượng đục thủy tinh thể. Do đó, sau chấn thương thì bị đục thủy tinh thể là việc hoàn toàn có thể xảy ra và trường hợp này thủy tinh thể của mắt chấn thương sẽ bị đục sớm hơn so với mắt bên kia. Nếu như mức độ đục thủy tinh thể của cháu chưa nhiều, chưa cản trở đến công việc và sinh hoạt hàng ngày thì có thể sử dụng 1 số loại thuốc uống, thuốc nhỏ mắt để duy trì và tận dụng khả năng điều tiết của thủy tinh thể. Còn nếu như thể thủy tinh bị đục quá gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập thì cháu cũng nên đi mổ để cải thiện thị lực.