Thoái hóa hoàng điểm (THHĐ) là một tổn thương phức tạp, đa dạng và không phục hồi, do tổn thương phức hợp mao mạch hắc mạc - màng bruch và biểu mô sắc tố. THHĐ gặp ở người cao tuổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mù loà ở người trên 60 tuổi.

Phát hiện THHĐ thế nào? 

Thoái hoá hoàng điểm dạng teo: thường tổn thương cả hai mắt, đối xứng. Có sự tiêu huỷ tế bào nón và tế bào gậy ở vùng hoàng điểm, kéo theo quá trình thoái hóa của biểu mô sắc tố. Tổn thương gặp trong hình thái này là teo biểu mô sắc tố hoặc có sự tích tụ chất thải dưới biểu mô sắc tố hình thành Drusen. Bệnh nhân thấy thị lực giảm từ từ, khi nhìn vật, bệnh nhân cần ánh sáng nhiều hơn lúc chưa bị bệnh. Người bệnh khó chịu vì giảm thị lực nhìn gần, có ám điểm trung tâm ngày càng lớn hơn và tối hơn. Hình ảnh đáy mắt có 2 loại: một là có một mảng tổn thương ở trung tâm màu nhạt hơn võng mạc xung quanh, hình tròn hoặc hình bầu dục, đó là mảng teo biểu mô sắc tố, qua đó có thể nhìn thấy được những tân mạch máu hắc mạc. Chụp huỳnh quang thì sớm thấy rõ mạch máu hắc mạc trong vùng tổn thương. Ở thì sau thấy tăng huỳnh quang nhanh toàn bộ vùng teo biểu mô sắc tố. Hai là có kèm theo thoái hoá Drusen. Trên huỳnh quang sẽ thấy nhiều mảng tăng huỳnh quang rải rác đến tận chu biên võng mạc. Số ít trường hợp có thể có biến chứng tân mạch dưới võng mạc.

Tổn thương thoái hóa hoàng điểm

Tổn thương thoái hóa hoàng điểm

Nhóm nguy cơ THHĐ 

THHĐ gồm 2 dạng: dạng teo khô chiếm 90% các trường hợp bệnh và dạng xuất tiết (ướt) chiếm 10%, nhưng lại chiếm 90% số người mất thị lực nghiêm trọng. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị THHĐ là: người cao tuổi, những người trên 50 tuổi có khoảng 2% bị bệnh, nhưng trên 75 tuổi số bị bệnh lên tới 30%; nồng độ cholesterol máu cao dễ bị mắc THHĐ dạng xuất tiết; hút thuốc lá; chế độ ăn mất cân đối kéo dài; không kiểm soát được huyết áp; di truyền...

THHĐ dạng xuất tiết là những thoái hoá có tân mạch dưới võng mạc tiến triển. Người ta phân loại dựa vào các dấu hiệu: tân mạch nhìn thấy được; tân mạch không nhìn thấy được; bong biểu mô sắc tố. Tân mạch nhìn thấy được hay gặp trên những người tuổi cao hơn. Thị lực giảm nhanh với hội chứng hoàng điểm: nhìn vật biến dạng, hình ảnh các đường thẳng biến dạng sóng, khi đọc sách báo thấy dòng chữ không thẳng, có khi cong queo gãy khúc, có chữ chệch ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Phân biệt màu sắc kém nhất là màu xanh và màu vàng. Lúc đó, các tân mạch hình thành đã gây tiết dịch và xuất huyết ở hoàng điểm làm biến dạng hình ảnh khi nhìn. Thị trường: xuất hiện ám điểm tương ứng. Ám điểm tương đối khi hoàng điểm phù nề. Ám điểm tuyệt đối khi có xuất huyết, xơ sẹo vùng hoàng điểm. Khám thấy võng mạc vùng hậu cực phù trắng, sâu. Có xuất huyết nông thành một vòng tròn hoặc thành một vành ở bờ của tân mạch. Xuất huyết sâu thường cho hình ảnh một khối đội võng mạc màu đen sẫm dễ nhầm với khối u. Có xuất tiết màu vàng nhiều hoặc ít. Giai đoạn sau thành hình vòng quanh một vùng tân mạch nhìn thấy được. Phù hoàng điểm dạng nang. Tổn thương Drusen. Teo biểu mô sắc tố. Chụp mạch huỳnh quang sẽ thấy tăng huỳnh quang rất sớm ngay từ thì hắc mạc. Những biểu hiện của nhánh tân mạch này có thể là dạng lưới hoặc như một vòng bánh xe. Những dấu hiệu tăng huỳnh quang khác có thể kèm theo như Drusen, hiệu ứng cửa sổ do teo biểu mô sắc tố.

Hình thái tân mạch không nhìn thấy được: gặp ở những người trên 50 tuổi. Có hội chứng hoàng điểm. Triệu chứng lâm sàng có thể giống hình thái trên nhưng dấu hiệu trên huỳnh quang thường không thể hiện rõ tân mạch ở thì sớm mà chỉ rõ sự lấp đầy huỳnh quang ở thì muộn. Những giả thuyết cho rằng có một số đặc điểm khác như lớp biểu mô sắc tố tổn hại ít, không bị teo mà có khi lại phì đại xung quanh tân mạch làm thành một rào chắn khít hơn. Những tân mạch mới hình thành thì kích thích thước rất bé cho nên thấm chất màu rất nhẹ. Tuy vậy sự mất bù của tế bào nội mạc có thể được xác định dưới dạng những chấm tăng huỳnh quang rất mảnh ở bờ của màng tân mạch loại này. Lưu lượng máu qua mạng mao mạch tân tạo này còn rất chậm ở giai đoạn đầu. Trong quá trình tiến triển, lưu lượng máu sẽ tăng lên và thấm qua thành mạch nhiều hơn, tân mạch sẽ trở nên nhìn thấy được. Máu, sắc tố và những sản phẩm chuyển hoá là nguyên nhân cho màng tân mạch này thấm chất đều và đẫm, thêm vào đó là chất lỏng dưới võng mạc trở nên quánh hơn. Hiện nay để bộc lộ được những tân mạch, người ta sử dụng chất Vert - Indocyanine và dùng ánh sáng hồng ngoại (Infrarouge) để nhìn rõ được cấu trúc dưới biểu mô sắc tố, giúp chẩn đoán xác định tân mạch không nhìn thấy được, nói đúng hơn là những tân mạch bị che lấp bởi máu, xuất tiết và lớp biểu mô sắc tố.

Phòng và chữa bệnh 

Phương pháp phòng bệnh là: đeo kính râm bảo vệ mắt chống tia cực tím; ngừng hút thuốc lá, thuốc lào; ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín  và cá; dùng thuốc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoàng điểm, võng mạc như thuốc có chứa vitamin C, E, beta-caroten... khám mắt định kỳ mỗi năm 1-2 lần, nhất là người trên 50 tuổi.

Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ và ngăn chặn các biến chứng của bệnh nhất là khi đã có sự xuất hiện của tân mạch. Đầu tiên là phải kiểm soát được huyết áp, mỡ trong máu, không hút thuốc... Dùng các thuốc hỗ trợ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho mắt như các vitamin và protein cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào thị giác. Dùng laser để phá hủy các tân mạch. Ở nước ngoài người ta dùng thuốc tiêm vào trong mắt để ức chế sự phát triển tân mạch võng mạc.

Nếu bạn muốn quan tâm tới sản phẩm Minh Nhãn Khang mà các người bệnh trên đã sử dụng hiệu quả. Hãy liên hệ chúng tôi qua số điện thoại sau: 0971 003 903 để được tư vấn.

MNK.png

BS. Đặng Thị Ngọc Ba

(theo Sức khỏe đời sống)