Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến và khá an toàn. Tuy nhiên, cũng như mọi phương pháp xâm lấn khác, người bệnh vẫn có khả năng gặp phải một số biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể dù nguy cơ là rất nhỏ.

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Biến chứng sau khi mổ thủy tinh thể rất ít khi xảy ra, hoặc chỉ xảy ra những biến chứng ít nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Đục bao sau: là một trong những biến chứng sau khi thay thủy tinh thể phổ biến nhất. Nguy cơ xảy ra đục bao sau khi dùng ống kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) vuông thấp hơn so với ống kính nội nhãn tròn.

Sưng và viêm: trong những ngày đầu hoặc kéo dài đến một tuần sau phẫu thuật. Biến chứng này có thể rất nguy hiểm đối với người bệnh mắc viêm màng bồ đào (bệnh viêm mạn tính của mắt).

Bong võng mạc: lớp võng mạc ở phía sau của mắt có thể bị bong ra sau mổ thay thủy tinh thể.

Tăng nhãn áp: xảy ra do áp suất của thủy dịch trong mắt tăng cao một cách bất thường. Áp lực do tăng nhãn áp gây ra sức nén lên võng mạc và dây thần kinh thị giác ở mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn này có thể khiến người bệnh bị tổn thương dây thần kinh thị giác, gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc bị mù hoàn toàn.

Tăng nhãn áp (glocom) - biến chứng có thể gặp sau mổ đục thủy tinh thể

Tăng nhãn áp (glocom) - biến chứng có thể gặp sau mổ đục thủy tinh thể

Nhiễm trùng: là một biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, xảy ra với xác suất là rất thấp, khoảng 0,2%.

Chảy máu: có thể xảy ra bên trong mắt

Sử dụng Tpcn Minh Nhãn Khang giúp ngăn ngừa nguy cơ đục bao sau, viêm, nhiễm trùng sau phẫu thuật thay thủy tinh thể. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Những người bệnh sau đây có nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn người khác:

- Người có những bệnh về mắt khác

- Những người mắc tiểu đường

- Người sử dụng thuốc giãn cơ Tamsulosin hoặc thuốc chẹn alpha-1.

Phòng ngừa và điều trị biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Chăm sóc người bệnh tại nhà

- Sau mổ đục thủy tinh thể, người bệnh không nhất thiết cần ở lại viện qua đêm nhưng cần có người đưa về nhà sau phẫu thuật. Trong vòng một vài ngày sau mổ, người nhà nên ở bên cạnh bệnh nhân cho đến khi thị lực của họ được cải thiện.

- Bác sỹ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe người bệnh vào ngày hôm sau của phẫu thuật và một lần tiếp theo trong tháng.

- Thông thường, tầm nhìn của người bệnh thường bị mờ một thời gian, nhưng dần dần sẽ được cải thiện. Quá trình này diễn ra trong khoảng 2 – 6 tuần.

- Khi chắc chắn tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, bác sỹ có thể kê một đơn thuốc cho họ hoặc thông tin liên hệ khi cần thiết.

Ngăn ngừa biến chứng như ngứa và sưng sau mổ đục thủy tinh thể

Bác sỹ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc sau để ngăn tình trạng ngứa và sưng xảy ra sau phẫu thuật đục thủy tinh thể:

- Kháng sinh tại chỗ chống nhiễm trùng

- Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt chứa corticosteroid dùng để giảm sưng, nhưng cần cân nhắc với nguy cơ gây ra tăng nhãn áp.

- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAIDs): Diclofenac, Ketorolac, Naproxen và Voltaren.

Dùng thuốc nhỏ mắt để ngăn biến chứng như ngứa và sưng sau mổ đục thủy tinh thể

Dùng thuốc nhỏ mắt để ngăn biến chứng như ngứa và sưng sau mổ đục thủy tinh thể

Bảo vệ mắt

Sau mổ đục thủy tinh thể, bác sỹ thường băng mắt của người bệnh lại để bảo vệ trong suốt quá trình phục hồi.

- Khi thay băng, cần làm sạch nhẹ nhàng mắt bằng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm (không cần xà phòng). Sau đó, đặt miếng băng mới lên và dán lại để đảm bảo miếng băng không bị bong ra trong quá trình hoạt động của bệnh nhân.

- Không cần chà xát hoặc chà mắt khi đặt miếng băng mới lên mắt.

- Miếng băng cần che chắn cho mắt cả vào ban đêm.

Phòng tránh tăng nhãn áp

Để ngăn ngừa tình trạng tăng nhãn áp xảy ra, người bệnh cần:

- Giảm những bài tập luyện mạnh

- Không cúi người xuống phía trước

- Nếu cần nhặt vật gì lên, hãy dùng động tác ngồi xuống thay vì cúi người.

- Tránh nâng vật nặng

- Hạn chế đọc sách, xem tivi, điện thoại…

- Nằm ngửa khi ngủ

Điều trị đục bao sau

Khoảng 15% trường hợp gặp phải biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể là đục bao sau. Biến chứng này gây ra do những tế bào nang bị mờ đục của thủy tinh thể cũ còn sót lại phát triển, gây đục phía màng sau bao bọc thủy tinh thể.

Biến chứng này sẽ được xử trí khá đơn giản bằng phẫu thuật Laser Capsulotomy để phá hủy phần mờ đục, giúp mắt bạn giảm độ chói và cải thiện thị lực.

Sau khi thực hiện, bạn cần theo dõi thêm trong khoảng một giờ để đảm bảo áp suất trong mắt không tăng cao. Bác sỹ có thể chỉ định thêm thuốc nhỏ mắt kháng viêm khi ở nhà. Thị lực của bạn có thể được cải thiện trong vòng một ngày sau thủ thuật.

Nếu bạn đang đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật thay thủy tinh thể, hãy tìm hiểu và biết cách phòng ngừa những biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và bảo vệ thị lực cho đôi mắt của mình sau mổ.

Ds. Hoàng Linh

Tham khảo: http://umm.edu/health/medical/reports/articles/cataracts