Nếu xuất hiện một lớp màn sương che mờ hay những đốm trắng ở mắt, hoặc nếu nhìn thấy đường thẳng bỗng trở thành hình cong và gợn sóng, hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ nhãn khoa. Những dấu hiệu đó có thể cảnh báo bệnh thoái hóa điểm vàng hay thoái hóa hoàng điểm.
Theo nghiên cứu, ngoài hiện tượng lão thị và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể..., thì người lớn tuổi còn có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt rất cao. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến nhất gây ra bệnh mù lòa cho người lớn tuổi, chiếm khoảng 25% số người trên 60 tuổi đều gặp tình trạng này.
Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?
Điểm vàng hay hoàng điểm là một bộ phận nhỏ nằm ở vị trí trung tâm của võng mạc giúp mắt có thể nhận biết được màu sắc và độ rõ nét của hình ảnh. Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD- Age-related macular degeneration) là do hoàng điểm bị thoái hóa làm cho thị lực của con người bị suy giảm, gây mất thị lực ở vị trí vùng trung tâm.
Có hai dạng thoái hóa đó là dạng thoái thể khô ( chiếm khoảng 80-90%) và dạng thoái hóa thể ướt (chiếm chỉ khoảng 10%) nhưng lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đánh mất thị lực.
Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý tổn thương tại trung tâm võng mạc mắt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh AMD
- Tuổi tác: nguy cơ bị AMD tăng dần theo lứa tuổi. Nếu ở tuổi 50 tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 2%, nhưng ở lứa tuổi trên 70 tỷ lệ có thể tăng vọt lên đến 30%, do đó bệnh thường được coi là bệnh của người già.
- Giới tính: đặc biệt, đối với phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần so với nam giới.
Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ khác như: người hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc AMD; người có tiền sử gia đình mắc AMD thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường; do ăn uống thiếu chất, dinh dưỡng kém: ăn quá nhiều dầu mỡ và thịt thiếu rau xanh.
Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh AMD
Méo - Mờ - Mù là 3 triệu chứng đặc trưng khi mắt bị thoái hóa điểm vàng
Để phòng ngừa Thoái hóa điểm vàng, bạn phải làm gì?
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào giúp phòng ngừa bệnh AMD có hiệu quả. Cách duy nhất có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh đó là phải thường xuyên kiểm tra và thăm khám mắt để các bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán phát hiện bệnh kịp thời. Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị bệnh thành công càng cao hơn.
Bạn cũng có thể tự kiểm tra thị lực của mình tại nhà bằng cách sử dụng lưới Amsler (hay lưới Nhãn Khoa). Lưới Nhãn khoa là công cụ giúp chẩn đoán có thể phát hiện sớm những biểu hiện thay đổi nhỏ bất thường của mắt ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên ngưng việc sử dụng thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhiều rau quả xanh và bảo vệ đôi mắt khỏi tia cực tím khi đi ngoài trời.
Phương pháp điều trị
- Laser quang nhiệt động: phương pháp phẫu thuật gồm việc tập trung các tia laser nóng.
- Trị liệu Quang đông: sử dụng tia laser không nóng cùng với thuốc tĩnh mạch để kìm hãm tạm thời hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh
- Thuốc: tiêm Macugen và Lucentis.
Tuy nhiên, tất cả những phương pháp điều trị đều có kết quả hạn chế. Cách tốt nhất để có thể làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh đó là bằng cách bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mắt với một số nhóm vitamin và các nguyên tố vi lượng khác giúp chống lại quá trình oxy hóa. Trong đó, 2 nhóm chất được chiết xuất từ tự nhiên giúp làm chống lại quá trình oxy hóa đang được sử dụng rộng rãi trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh AMD đó là Lutein và Zeaxanthin.
Minh Thúy