Theo số liệu thống kê được từ các chuyên gia y tế, tại Việt Nam có khoảng 75% bị mù lòa là do đục tinh thể. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây, những đối tượng này có tới 30% không biết bản thân mình bị mắc bệnh đục thủy tinh thể, hoặc biết nhưng vì chủ quan nên đã xem nhẹ bệnh này.
Giảm thị lực mới biết mình bị đục thủy tinh thể
Bỗng một ngày mắt trái của bà Minh (Cần Giuộc - Long An) tự nhiên nhìn nhòe đi, do sự năng động của đứa cháu ngoại nên quả bóng trên tay bị bay ra vườn. Đứa cháu nhờ bà ra lấy hộ, tuy nhiên khi bà ra nhặt bóng thì thay vì thấy một quả, bà lại nhìn nó thành hai. Ban đầu bà Minh nghĩ đó chỉ là biểu hiện bình thường do nhạy cảm của ánh sáng nên đã không đi khám… cho đến một ngày bà giật mình hốt hoảng khi nhìn mặt đứa cháu trai không còn được rõ nét như xưa thì mới kêu cậu con trai đưa tới bệnh việt Mắt tại TP Hồ Chí Minh để đi khám, và kết quả nhận được từ bác sĩ - Bà đã bị đục thủy tinh thể ở thể nặng là gần độ 3/10.
Đục thủy tinh thể - con số đáng báo động
Theo bác sĩ chuyên khoa mắt cho hay, tại Việt Nam số lượng người mắc bệnh đục thủy tinh thể là khá nhiều, cả nước có khoảng 250.000 người bị mù mắt do bị đục thủy tinh thể, và cứ mỗi năm lại tiếp nhận thêm khoảng 150.000 trường hợp cần phải chữa trị do căn bệnh này gây ra.
Giảm thị lực do bệnh đục thủy tinh thể
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây đại đa số người bệnh đều rất chủ quan ngay từ khi có dấu hiệu bất thường ở mắt, họ chỉ nghĩ rằng ở độ tuổi trung tuần tình trạng giảm thị lực ở mắt là điều khó tránh khỏi nên ít ai trong số đó đi khám và điều trị kịp thời. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho bệnh mù lòa ở mắt tăng cao mà xuất phát từ sự chủ quan với những dấu hiệu ban đầu của đục thủy tinh thể.
Khi mắt bạn có những dấu hiệu như nhìn đôi, mờ mắt, nhức mắt... hãy GỌI NGAY qua điện thoại/Zalo: 0971 003 903 để được tư vấn giải đáp kịp thời
Đôi mắt và sự tác động của lão hóa
Theo thời gian đôi mắt sẽ bị lão hóa, thủy tinh thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bắt đầu từ độ tuổi 40 trở đi phần thủy tinh thể của đôi mắt bắt đầu cứng lại, theo đó độ đàn hồi giảm, khả năng điều tiết ánh sáng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhìn xa có thể rõ nhưng nhìn gần mờ đi và thấy nhanh mỏi mắt; lâu dần bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ tạo ra màng chắn không cho tia sáng lọt qua, hậu quả để lại khiến võng mạc không thu được hình ảnh, sự suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa là điều khó tránh khỏi.
Khi thủy tinh thể bị xơ cứng, đô đàn hồi trở nên kém đi, nên việc thực hiện chức năng điều tiết và hội tụ ánh sáng khi nhìn gần sẽ bị kém. Và tuân theo sự lão hóa của tự nhiên màng thủy tinh thể này không còn trong suốt nữa, mà dần mờ đục đi gây nên hiện tượng đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm mắt).
Đừng để “bóng tối xuất hiện” mới lo đi tìm ánh sáng
Nếu như nhận biết được các dấu hiệu bất thường của mắt và can thiệp kịp thời, thì vệc kiểm soát thị lực của mắt là điều không mấy khó khăn. Thế nhưng, đa số người bệnh chỉ tìm đến gặp bác sĩ, hoặc tìm đến sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị về mắt khi đã ở giai đoạn muộn, thị lực mắt đã giảm đi nhiều phần đáng kể. Chính vì nhận thức chủ quan đó đã làm cho hành trình tìm lại ánh sáng của đôi mắt gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn rất nhiều.
Đừng để bóng tối xuất hiện ở đôi mắt của bạn
Từ thực tế trên, các bác sĩ chuyên khoa mắt đưa ra lời khuyên, đối với những những người trung hoặc cao tuổi, hay ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi ô nhiểm, thuốc lá, những bệnh nhân có đang có tiền sử bị đái tháo đường, cao huyết áp… định kỳ đi thăm khám mắt để hạn chế các biến chứng gây ra cho mắt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, để giảm thiểu tỉ lệ mù lòa ở mắt do bệnh đục thủy tinh thể gây ra.
Phương Thùy