Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người. Một đôi mắt sáng khỏe giúp chúng ta nhìn ngắm và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn là theo thời gian, đôi mắt dần bị thoái hóa và trở lên suy yếu khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như khô mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…Trong đó đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến nhất ở người lớn tuổi, đồng thời là nguyên nhân chính gây mù trên thế giới.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể của mắt là một thấu kính trong suốt nằm ngay sau đồng tử, có tác dụng hội tụ các tia sáng lên võng mạc giúp chúng ta nhìn thấy hình ảnh của sự vật quanh mình. Đục thủy tinh thể xảy ra khi thấu kính này bị vẩn đục, không giữ được độ trong như bình thường. Chúng ta có thể nhận biết được điều này khi thấy xuất hiện các đốm hay hình tròn đục trắng như hạt cườm đá ở vị trí đồng tử mắt, do vậy bệnh đục thủy tinh thể còn được gọi là bệnh cườm mắt hay cườm đá.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể tuy không gây cảm giác đau rát hay khó chịu, nhưng tác hại lớn nhất của bệnh là suy giảm thị lực, khiến người bệnh nhìn mờ nhòe, gặp khó khăn trong học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng dần và có nguy cơ cao gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Thậm chí khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, việc điều chỉnh kính không giúp cải thiện thị lực, thay vào đó là phải tiến hành mổ đục thủy tinh thể. Quá trình phẫu thuật tốn kém tiền bạc và thời gian, nếu không chăm sóc tốt sau mổ sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm, nhiễm trùng mắt, xuất huyết...

Các triệu chứng của đục thủy tinh thể

- Nhìn thấy hình ảnh mờ, nhòe, tối hơn nhưng không có cảm giác đau.

- Rất khó nhìn ở điều kiện thiếu ánh sáng như khi trời tối.

- Bị lóa mắt và cảm thấy nhức mắt khi nhìn vào ánh sáng mạnh, chói như ánh nắng mặt trời buổi trưa hay đèn pha ô tô, xe máy. Do vậy người bị đục thủy tinh thể được khuyên không nên lái xe vào buổi tối vì có nguy cơ cao gây tai nạn.

- Màu sắc không phân biệt rõ ràng, thường bị trộn lẫn, mờ nhạt đồng thời ngả sang màu vàng tối.

- Nhìn một hình ảnh nhòe thành hai, ba (song thị).

- Thường nhìn thấy các chấm đen, không biến mất khi cử động mắt. Đây được gọi là hiện tượng ruồi bay.

Đục thủy tinh thể gây nhìn mờ, nhìn nhòe và tối hơn bình thường

Khi mắt có dấu hiệu của đục thủy tinh thể, bạn cần biết cách chăm sóc kịp thời để tăng cường thị lực, ngăn bệnh tiến triển và tránh nguy cơ phẫu thuật. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường gặp ở lứa tuổi 40 trở lên, xảy ra do quá trình lão hóa mắt. Tuy nhiên có thể xuất hiện sớm trong những trường hợp bẩm sinh do di truyền hay mắc các bệnh lý gây tổn thương mắt như: chấn thương, nhiễm khuẩn mắt, viêm màng mắt, glôcôm, bong võng mạc, u nội nhãn… hoặc do mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh da liễu. Hút thuốc lá, tiếp xúc với ánh sáng mạnh thường xuyên hay sử dụng thuốc chống viêm không steroid cũng làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Mổ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, tiến hành khi nào?

Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, thủy tinh thể đã đục gần hết, soi gương chúng ta có thể thấy phần đồng tử mắt đã chuyển thành một mảng tròn trắng đục thì phương pháp duy nhất để lấy lại thị lực đó là mổ đục thủy tinh thể.

Trong phẫu thuật này, thủy tinh thể bị đục sẽ được lấy ra và thay thế bằng một thấu kính trong suốt bằng nhựa hay silicon… Mổ đục thủy tinh thể thường sẽ được thực hiện ở một mắt trước. Sau khi đã thật sự ổn định, sẽ tiếp tục phẫu thuật cho mắt còn lại nếu cần thiết.

Mổ đục thủy tinh thể được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên sau phẫu thuật vẫn có khoảng 14 – 41% người bệnh có thị lực kém (dưới 1/10). Vì sao vậy? Nguyên nhân một phần là do các biến chứng trong và sau mổ đục thủy tinh thể gây ra.

Xem thêm: Mổ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Những điều được và mất

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

- Đục bao sau: đây là biến chứng phổ biến nhất của mổ đục thủy tinh thể, còn được gọi là đục thủy tinh thể thứ cấp, thường xuất hiện sau phẫu thuật khoảng vài tháng hoặc vài năm, gây tình trạng nhìn mờ, nhòe, chói mắt giống như chưa mổ.

- Thủy tinh thể nhân tạo bị lệch: sau khi đặt, thủy tinh thể nhân tạo không nằm đúng vị trí gây giảm thị lực và đau nhức mắt.

- Nhiễm trùng hoặc xuất huyết trong mắt: biến chứng này có thể do lỗi kỹ thuật trong quá trình mổ đục thủy tinh thể. Tuy nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân do người bệnh đã mắc một số bệnh về mắt trước đó như viêm giác mạc, viêm mắt, viêm màng bồ đào…

Nguy cơ gặp biến chứng sẽ lớn hơn ở những người đang mắc các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…

Xem thêm: Những biến chứng cần cân nhắc kỹ trước khi mổ đục thủy tinh thể

Giải pháp giúp ngăn chặn biến chứng của đục thủy tinh thể, trước và sau mổ

Hiện nay chưa có loại thuốc nội khoa nào có thể điều trị khỏi bệnh đục thủy tinh thể. Một số loại thuốc nhỏ mắt đang được nghiên cứu để hỗ trợ điều trị căn bệnh này, tuy nhiên không tác động vào căn nguyên gây bệnh mà chỉ có tác dụng giảm bớt sự khó chịu, sự kích ứng của mắt trong thời gian ngắn. Do vậy ở giai đoạn đầu của bệnh, việc thay đổi lối sống và đeo kính mắt là phương pháp hay được áp dụng để hạn chế sự tiến triển đồng thời làm giảm triệu chứng của bệnh.

Nhiều chuyên gia nhãn khoa cho rằng, việc sử dụng các hoạt chất sinh học có khả năng chống oxy hóa mạnh sẽ giúp cải thiện thị lực, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên là giải pháp an toàn, hiệu quả để phòng ngừa và điều trị bệnh đục thủy tinh thể nói riêng và các bệnh về mắt nói chung. Trong đó, điển hình nhất là hoạt chất Alpha lipoic acid và Palmatin trong thảo dược Hoàng đằng, được nhiều chuyên gia đánh giá cao về vai trò bảo vệ mắt sau tuổi 40, giúp làm giảm tình trạng mờ nhòe, nhức mỏi, phòng tránh nhiễm khuẩn mắt hiệu quả tốt ngay cả trước và sau khi mổ đục thủy tinh thể.

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người sử dụng viên uống thảo dược chứa Alpha lipoic acid và Hoàng đằng trong việc ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể tiến triển qua đoạn clip dưới đây:

Xem thêm:

Bí quyết hay giúp đẩy lùi đục thủy tinh thể đơn giản không cần mổ

Chế độ ăn chuẩn nhất cho người bị đục thủy tinh thể

Ds Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2377378/

http://www.allaboutvision.com/conditions/cataracts.htm