Đục thủy tinh thể ở trẻ em là tình trạng thủy tinh thể của trẻ bị đục ngay từ khi sinh ra hoặc xảy ra trong thời thơ ấu. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải trong quá trình phát triển.

Giới thiệu về đục thủy tinh thể ở trẻ em

Thủy tinh thể là bộ phận trong suốt nằm ngay sau đồng tử, cho phép ánh sáng đi qua để đến võng mạc – nơi tiếp nhận và chuyển ánh sáng thành những tín hiệu thần kinh ở não bộ. Sự thay đổi trong cấu trúc của thủy tinh thể khiến nó trở nên mờ đục. Khi đó tầm nhìn của người bệnh bị giảm đi, mắt nhìn mờ như có một lớp sương mù mỏng che trước mắt.

Đục thủy tinh thể xảy ra chủ yếu ở những người lớn tuổi, nhưng trẻ em cũng có thể mắc đục thủy tinh thể ngay từ khi sinh ra hoặc ngay khi còn nhỏ, được gọi là đục thủy tinh thể ở trẻ em.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em có những hình thức sau:

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Đục thủy tinh thể được phát hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra.

- Đục thủy tinh thể thứ phát: Đục thủy tinh thể được chẩn đoán ở trẻ em hoặc trẻ vị thành niên.

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất hiếm gặp, ước tính tại Anh chỉ có 3 – 4/10.000 đứa trẻ mắc bệnh.

Trẻ bị đục thủy tinh thể ở một bên mắt

Trẻ bị đục thủy tinh thể ở một bên mắt

Triệu chứng của đục thủy tinh thể ở trẻ em

Đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Nếu tiếp tục tiến triển, bệnh có thể khiến thị lực của trẻ ngày càng kém đi. Đôi khi, đây có thể là nguyên nhân gây ra tật mắt lác ở trẻ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đã mắc phải đục thủy tinh thể bao gồm:

- Thị lực kém: bạn có thể nhận thấy trẻ khó khăn trong việc nhận biết người xung quanh, các đồ vật bằng đôi mắt của chúng.

- Trẻ cảm thấy chói mắt khi nhìn ra ánh nắng hoặc bóng đèn sáng.

- Mắt chuyển động nhanh không kiểm soát được (rung giật nhãn cầu)

- Mắt lác: nhìn vật không đúng theo hướng nhìn.

- Tròng đen của mắt có màu trắng hoặc xám.

Khi còn quá nhỏ, trẻ không biết được những dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Mắt của trẻ sẽ được kiểm tra ngay trong vòng 72h sau khi sinh ra và một lần nữa khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi. Nhưng đục thủy tinh thể lại có thể phát triển sau những lần kiểm tra này.

Tpcn Minh Nhãn Khang – sản phẩm bổ trợ chuyên biệt cho người bệnh đục thủy tinh thể, giúp tăng cường thị lực và phòng ngừa nguy cơ mù lòa. Liên hệ 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở trẻ

Một số nguyên nhân có thể gây đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể xác định được, bao gồm:

- Do sự cố trong di truyền khiến thủy tinh thể phát triển bất thường

- Những hội chứng di truyền bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh nhất định (hội chứng Down, bệnh galactose huyết…)

- Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai (sởi, thủy đậu…)

- Chấn thương mắt sau khi sinh

- Nhiễm kí sinh trùng mắt

Điều trị đục thủy tinh thể ở trẻ em

Cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con

Đục thủy tinh thể ở trẻ em trong giai đoạn đầu ảnh hưởng rất ít đến thị lực của trẻ. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ những dưỡng chất thiết yếu cho mắt như vitamin A, C, E… cùng các chất chống oxi hóa có trong các loại rau xanh đậm (cải xoong, cải bó xôi, súp lơ xanh…), trái cây có màu vàng hoặc đỏ như ớt chuông, gấc, cà chua…

Bên cạnh chế độ ăn uống, một số sản phẩm hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể có chứa những loại chất này đang được coi là giải pháp hữu hiệu được nhiều chuyên gia Nhãn khoa khuyên dùng nhằm hỗ trợ tăng cường thị lực, ngăn ngừa đục thủy thể tiến triển.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý

Cha mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ xem tivi, nghịch điện thoại, máy tính nhiều. Khi đi ra ngoài trời nắng cũng nên lưu ý cho trẻ đeo kính râm, đội mũ rộng vành nhằm hạn chế ảnh hưởng của tia nắng mặt trời đến mắt; đọc sách và học tập trong môi trường đầy đủ ánh sáng.

Trẻ bị đục thủy tinh thể cần hạn chế xem điện thoại, tivi

Trẻ bị đục thủy tinh thể cần hạn chế xem điện thoại, tivi

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo

Khi đục thủy tinh thể ảnh hưởng nhiều đến thị lực, làm ngừng/ làm chậm lại quá trình phát triển thị giác bình thường của trẻ. Trong những trường hợp này, bác sỹ sẽ phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục ra và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo mới. Mặc dù thị lực của trẻ không thể khôi phục hoàn toàn nhưng trẻ vẫn có thể phát triển bình thường với thủy tinh thể mới.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực không thể phục hồi. Trong những trường hợp nặng, nó có thể dẫn đến tình trạng nhược thị hoặc mù lòa.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể ở trẻ em thường có tỷ lệ thành công khá cao với ít nguy cơ xuất hiện biến chứng. Những biến chứng phổ biến nhất thường là đục bao sau, gây giảm thị lực sau phẫu thuật. Ngoài ra, tăng nhãn áp cũng là một biến chứng thường gặp. Nếu không được điều trị tốt, tăng nhãn áp có thể gây tổn thương đến cấu trúc bên trong của mắt.

Một số biến chứng khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Nhưng hầu hết đều có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp khác.

Phòng ngừa đục thủy tinh thể ở trẻ em

Thường thì không phải lúc nào đục thủy tinh thể ở trẻ em cũng có thể được phòng ngừa, đặc biệt là loại đục thủy tinh thể bẩm sinh. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sỹ thì người mẹ cần phòng ngừa nhiễm khuẩn thời kỳ mang thai bằng cách tiêm đầy đủ những loại vaccine trước khi mang thai. Nếu cha mẹ đã có một đứa con bị đục thủy tinh thể và đang có kế hoạch mang thai lần tiếp theo thì nên khám sàng lọc, tham khảo tư vấn từ bác sỹ sản nhi.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em gây ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống của con bạn về sau. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám nhằm chẩn đoán sớm bệnh, nhằm ngăn chặn nguy cơ mất thị lực hoàn toàn ở trẻ.

Ds.Minh Ngọc

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/conditions/Cataracts-childhood/Pages/Introduction.aspx