Ngoài tuổi 40, cơ thể dần bước vào giai đoạn của lão hóa và đôi mắt cũng kém đi phần tinh anh vốn có. Rất nhiều người không hề hay biết mình mắc bệnh đục thủy tinh thể cho đến khi thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mắt nhìn mờ nhòe, nhức mỏi, khó chịu, kèm theo những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy làm sao để nhận biết bệnh, giải pháp nào giúp phòng và trị hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đục thủy tinh thể là bệnh gì?
Đục thủy tinh thể, còn gọi là cườm khô, cườm đá, là hiện tượng protein – thành phần chính của thủy tinh thể bị biến đổi cấu trúc và kết tụ thành từng đám trước võng mạc, khiến thủy tinh thể bị đục mờ.
Vốn dĩ ở trạng thái trong suốt, thủy tinh thể đảm nhận vai trò là thấu kính hội tụ ánh sáng lên võng mạc, chính vì vậy, khi bị đục thủy tinh thể, bạn sẽ có cảm giác như nhìn mọi vật qua một lớp sương mù hay qua một ô cửa kính bám đầy bụi bẩn.
Đục thủy tinh thể là do sự kết tụ protein gây ra
Triệu chứng đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên đều có các biểu hiện chung sau đây:
- Nhìn mờ nhòe, tầm nhìn bị thu hẹp nên không thể nhìn rõ các vật ở xa.
- Khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu nhất là khi trời tối. Do vậy cần dùng đèn sáng hơn để học tập, làm việc hay sinh hoạt cá nhân. Đặc biệt khi đọc sách, xem ti vi, bạn có thể cần phải đeo thêm kính mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng mạnh: Bị chói mắt, lóa mắt khi nhìn vào ánh nắng mặt trời, bóng đèn điện...
- Thấy các vòng tròn mờ như vầng hào quang xung quanh nguồn sáng (bóng đèn, mặt trời).
- Thấy màu sắc của sự vật có xu hướng chuyển sang màu vàng tối.
- Nhìn một hóa hai, ba hình khác.
- Thấy xuất hiện các chấm đen, không di động khi đảo mắt, tình trạng này còn được gọi là hiện tượng ruồi bay trước mắt
- Thường xuyên phải thay kính mắt do tăng độ nhanh
Nguyên nhân đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể được cấu tạo từ các phân tử protein và nước, sắp xếp theo trật tự xác định. Tuy nhiên vì một yếu tố nào đó, đặc biệt là do quá trình oxi hóa bên trong cơ thể đã sản sinh ra quá nhiều các gốc tự do gây hại, khiến trật tự này bị phá vỡ, các protein tụ lại với nhau tạo thành đám, phát triển dần thành các mảng đục gây giảm thị lực ở người bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể
Ngoài nguyên nhân chính gây bệnh, một số yếu tố có thể tác động trực tiếp khiến quá trình đục thủy tinh thể diễn ra ngày một nhanh hơn:
- Quá trình lão hóa mắt: Khi tuổi tác tăng lên, cùng với sự lão hóa của toàn cơ thể thì sự suy giảm chức năng của mắt là điều không tránh khỏi. Đây được xem là nguy cơ hàng đầu dẫn đến đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi.
- Tổn thương mắt: Chấn thương mắt, nhiễm khuẩn mắt, phẫu thuật mắt…
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết, nhất là các dưỡng chất có khả năng chống oxi hóa mạnh. Trong khi rượu bia, thuốc lá lại sử dụng quá nhiều.
- Tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, điện thoại, nắng mặt trời, khói bụi...
- Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao hoặc đang sử dụng một số loại thuốc gây tác dụng phụ trên mắt như các thuốc Corticoid.
- Di truyền: Gia đình có người bị đục thủy tinh thể có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ.
Bạn hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển bằng giải pháp tự nhiên vô cùng đơn giản tại nhà. Hãy liên hệ số máy 0971 003 903 để được tư vấn chi tiết.
Phân loại đục thủy tinh thể
Tùy theo vị trí bắt đầu hình thành các mảng kết tụ protein mà đục thủy tinh thể được chia thành 3 dạng chính, xếp theo thứ tự từ trái qua phải là : Đục thủy tinh thể nhân, đục thủy tinh thể vỏ và cuối cùng là đục thủy tinh thể đáy sau.
Đục thủy tinh thể có 3 dạng chính: nhân, vỏ, đáy sau
- Đục thủy tinh thể nhân: các chấm đục hình thành từ trung tâm của thấu kính. Biểu hiện ban đầu là nhìn mờ, dễ nhầm lẫn với tật cận thị. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh tiến triển nặng lên gây khó phân biệt màu sắc do hình ảnh ngả sang màu vàng nâu. Đục thủy tinh thể nhân thường xảy ra do quá trình lão hóa.
- Đục thủy tinh thể vỏ: các chấm đục hình thành từ phần vỏ của thấu kính và tiến triển lan dần vào trung tâm. Đục thủy tinh thể loại này là phổ biến nhất tuy nhiên lại rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu do ít ảnh hưởng đến thị lực.
- Đục thủy tinh thể đáy sau: Vị trí đục đầu tiên là mặt sau của thấu kính (đáy mắt) gây biểu hiện chói lóa khi nhìn ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh nắng buổi trưa hay ánh đèn xe ban đêm. Dạng đục thủy tinh thể này tiến triển nhanh hơn các dạng khác và hay gặp ở những người dùng thuốc corticoid liều cao, kéo dài hoặc ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Để hiểu rõ hơn về các loại đục thủy tinh thể thường gặp, bạn có thể xem đoạn băng dưới đây:
Các loại đục thủy tinh thể thường gặp và đặc điểm của chúng
Điều trị đục thủy tinh thể
Khi đục thủy tinh thể ở mức độ nhẹ, đeo kính mắt và thay đổi lối sống là biện pháp chủ yếu để cải thiện đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên khi bệnh nặng hơn, bạn có thể cần tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo để phục hồi thị lực
Biện pháp thay đổi lối sống
Một số gợi ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sau sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả:
- Đeo kính râm khi ra ngoài, hoặc khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.
- Không hút thuốc lá, sử dụng cà phê, rượu bia.
- Duy trì cân nặng hợp lý và điều trị tích cực các bệnh lý mắc phải như: tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì…
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường các loại rau củ quả có màu xanh, vàng, đỏ như: Súp lơ xanh, ớt chuông, cà chua, bí ngô, cà rốt…; Giảm các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa.
Các chất chống oxi hóa như Vitamin A, C, E… có tác dụng phòng chống đục thủy tinh thể, tuy nhiên lại chỉ tan được trong nước (vitamin C) hoặc trong dầu (vitamin A, E) vì vậy, nếu chỉ bổ sung qua thức ăn hàng ngày hoặc sử dụng các viên vitamin uống thì hiệu quả sẽ không cao.
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, những viên uống bổ mắt có chứa Alpha lipoic acid (ALA) - một chất chống oxi hóa duy nhất hiện nay có khả năng tan tốt trong cả môi trường dầu và nước, thấm tốt vào mô mắt, nhờ đó sẽ phát huy được hiệu quả tối đa giúp ngăn chặn tận gốc bệnh đục thủy tinh thể. Khi kết hợp cùng với hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Hoàng đằng, sẽ giúp người bệnh bảo vệ được thị lực của mình, phòng ngừa nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn mắt hiệu quả.
Hiểu rõ điều này, hiện nay Alpha lipoic acid và Hoàng đằng đã được kết hợp cùng một số dưỡng chất thiết yếu khác cho mắt như Zeaxanthin, Kẽm, Vitamin B2… trong viên uống Minh Nhãn Khang. Đây chính là giải pháp đã giúp hàng triệu người bệnh đục thủy tinh thể gìn giữ được tầm nhìn sáng rõ. Video dưới đây là chia sẻ từ một người bệnh điển hình.
Chia sẻ của người bệnh đã tìm ra giải pháp trị đục thủy tinh thể hiệu quả
Biện pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo
Thay thủy tinh thể thường được chỉ định khi suy giảm thị lực nhiều (dưới 3/10). Trong phẫu thuật này, thủy tinh thể bị đục sẽ được lấy ra và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo làm bằng nhựa hay silicon.
Cuộc phẫu thuật diễn ra trong khoảng 1 giờ giúp khôi phục thị lực nhanh chóng, tuy nhiên có khả năng gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng, xuất huyết mắt, đục bao sau, bong rách võng mạc… khiến thị lực quay trở lại như trước khi phẫu thuật hoặc thậm chí nặng hơn. Do vậy, phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo thường được tiến hành ở một mắt trước, sau đó theo dõi khả năng phục hồi sau vài tuần để quyết định có phẫu thuật nốt mắt còn lại không.
Đục thủy tinh thể thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm trước khi gây giảm thị lực nghiêm trọng hay mù lòa. Tuy nhiên, thay vì chủ quan, người bệnh cần chú ý điều trị đúng cách ngay từ đầu để tránh rủi ro đáng tiếc.
Ds Trần Huyền
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/home/ovc-20215123
http://www.healthline.com/health/cataract#outlook8
http://www.allaboutvision.com/conditions/cataracts.htm