Vitamin B2 (hay Riboflavin) là một trong 8 loại vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, giúp chuyển đổi carbohydrate thành đường glucose. Riboflavin cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi vận chuyển điện tử sản xuất năng lượng tế bào. Hơn thế, Vitamin B2 giúp xử lý các axit amin và chất béo, là một chất chống oxy hóa và làm chậm tốc độ lão hóa.
Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước. Cơ thể con người cần một liều lượng hàng ngày vì không thể lưu trữ trong cơ thể. Vitamin B2 đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng và là chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Vitamin B2 cần thiết cho hoạt động của mắt và nhiều chức năng quan trọng khác
Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B2
Một số triệu chứng thiếu hụt vitamin B2 bao gồm:
- Mắt đỏ ngầu, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, rát mắt, môi khô nứt nẻ, và đau lưỡi.
- Một số triệu chứng phổ biến khác bao gồm xỉn hay nhờn tóc, nếp nhăn sớm, móng chẻ.
- Thiếu hụt vitamin B2 có thể dẫn đến sự hoạt động không đúng của các tuyến thượng thận, do đó làm xuất hiện các triệu chứng như thiếu máu, hội chứng mệt mỏi mãn tính và phát triển bệnh đục thủy tinh thể ở mắt. Không những thế, việc thiếu hụt vitamin B2 được cho là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tử vong của tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
- Thiếu hụt vitamin B2 chủ yếu biểu hiện như da bị tổn thương, đặc biệt là trên lưỡi và xung quanh miệng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sưng lưỡi, viêm da, và thậm chí dẫn đến chức năng thần kinh bị suy giảm.
- Gàu, thiếu máu, sứt môi, rụng tóc, chóng mặt, mất ngủ, tiêu hóa kém và tâm thần phản ứng chậm là một số triệu chứng khác của sự thiếu hụt Vitamin B2.
Dấu hiệu của thừa Vitamin B2
Có ít hoặc không có nguy cơ nhiễm độc từ vitamin B2. Vì vitamin B2 hòa tan trong nước, khó có khả năng đạt được mức độ độc hại đến cơ thể và được cơ thể xử lý đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên, đối với những liều lượng rất cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ sỏi thận, tăng nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, tê và cảm giác nhói cũng có thể xảy ra ở những liều lượng cao.
Vitamin B2 được tìm thấy từ đâu ?
Vitamin B2 được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm khác nhau, như các sản phẩm từ sữa, men bia, đậu nành khô rang, gan, hàu, thịt nạc, nấm, bông cải xanh, quả bơ, cá hồi và một số sản phẩm bổ sung.
Vitamin B2 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau
Vậy Vitamin B2 với bệnh đục thủy tinh thể có vai trò như thế nào?
Đục thủy tinh thể là sự mờ đục của thấu kính do sự lắng đọng của các protein trên võng mạc. Những triệu chứng thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể như: quáng gà, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, ra nắng nhìn mờ hơn ở những nơi râm mát và hiện tượng nhìn đôi, nhìn ba..vv.. Hậu quả của bệnh có thể làm tăng nhãn áp, đau mắt, suy giảm thị lực và bệnh có thể tiến triển gây nên mù lòa.
Vitamin B2 cùng với các chất dinh dưỡng khác góp phần quan trọng trong việc tăng khả năng thị lực. Một nghiên cứu ở Úc được ghi nhận về trường hợp mắc bệnh đục thủy tinh thể đối với cả nam lẫn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh giảm 50% đối với những thường xuyên bổ sung vitamin B2 hàng ngày. Vitamin B2 được ghi nhận là chất dinh dưỡng cần thiết giúp làm tăng cảm thụ ánh sáng của mắt, góp phần quan trọng trong việc cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể tiến triển.
Chính vì những tác dụng nổi bật đó, vitamin B2 đã được nghiên cứu bổ sung trong công thức trong nhiều sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mắt. Đặc biệt, Vitamin B2kết hợp với các thành phần như Kẽm, Hoàng Đằng, Lutein.... sẽ giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ điều trị phòng ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt.
Hãy nhớ rằng, để có một chế độ ăn uống cân bằng việc bổ sung vitamin B2 hàng ngày là rất cần thiết./.
Phương Na