Nhắc đến cái tên glaucoma thì ai nấy cũng đều e sợ, bởi lẽ nó có thể cướp đi thị lực bất cứ thời điểm nào. Để chủ động hơn khi đối mặt với căn bệnh này, chúng ta cần hiểu rõ glaucoma là gì? Có triệu chứng nào đặc trưng và cần điều trị ra sao để bảo vệ thị lực tối ưu? Nếu còn mơ hồ về những điều này, thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

Glaucoma là gì?

Glaucoma là bệnh về mắt xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác tùy theo vùng miền như: glocom, cườm nước, tăng nhãn áp, thiên đầu thống,…

Nguyên nhân gây glaucoma là gì?

Nguyên nhân gây glaucoma chủ yếu là do áp lực trong mắt (nhãn áp) tăng cao, gây chèn ép, thoái hóa dây thần kinh thị giác và vùng đáy mắt. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi (từ 70 trở lên); người mắc đục thủy tinh thể, cận thị, thoái hóa điểm vàng, tăng huyết áp, tiểu đường; người da đen, da vàng; có người thân mắc bệnh,…

Triệu chứng đặc trưng của glaucoma là gì?

Khi mắc glaucoma, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:

- Nhìn mờ, mất dần tầm nhìn ngoại vi, tức là chỉ nhìn rõ trung tâm hình ảnh còn mọi thứ xung quanh rất mờ nhòe.

- Đỏ mắt, thấy nhiều tia máu trong mắt.

- Đau nhức mắt.

- Màu đồng tử mắt nhạt và mờ hơn.

- Thấy hào quang như cầu vồng quanh nguồn sáng.

- Đau đỉnh đầu.

- Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.

- Sợ ánh sáng, âm thanh mạnh.

- Chảy nước mắt nhiều, thường xuyên.

Triệu chứng glaucoma là gì? Nhìn mờ, đỏ mắt, đau mắt, đau đầu, nôn,…

Triệu chứng glaucoma là gì? Nhìn mờ, đỏ mắt, đau mắt, đau đầu, nôn,…

Chần chừ, đi khám muộn sẽ khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương không thể phục hồi và mù lòa là điều tất yếu. Do vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng glaucoma ở trên, bạn cần đi khám ngay, đồng thời gọi đến số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp trị hiệu quả.

Phương pháp trị glaucoma chủ yếu

Hiện nay, dùng thuốc tây và phẫu thuật là 2 phương pháp chính trong điều trị glaucoma. Dùng thuốc có ưu điểm là không xâm lấn nhưng không hiệu quả trong các trường hợp nặng hay cấp tính. Ngược lại, phẫu thuật tuy có tác dụng nhanh nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để biết bản thân hợp với phương pháp nào hay phải kết hợp cả hai, người bệnh cần đi khám tại các chuyên khoa Mắt uy tín và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây điều trị glaucoma

Thông dụng nhất là thuốc nhỏ mắt và thuốc uống chứa các hoạt chất có tác dụng làm giảm tiết thủy dịch, tăng đào thải thủy dịch, từ đó giúp hạ nhãn áp về mức bình thường. Một số thuốc được chỉ định phổ biến là:

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Timoptiic, Betoptiic,…
  • Thuốc cùng tác dụng với Prostaggladin: Resculla, Xalattan,…
  • Thuốc ức chế enzym Carbonic anhydrase: Miotiics, Trusopt,…

Phẫu thuật điều trị glaucoma

Chiếu tia laser và cắt bè củng giác mạc là 2 phẫu thuật chủ yếu trong điều trị glaucoma. Mục đích của cả 2 phương pháp này là để khơi thông dòng chảy của thủy dịch, ngăn chúng tích tụ làm nhãn áp tăng cao.

Phương pháp điều trị glaucoma là gì? Dùng thuốc tây và phẫu thuật là 2 phương pháp chính

Dùng thuốc và phẫu thuật là 2 phương pháp trị glaucoma phổ biến

Giải pháp bảo vệ thị lực tối ưu khi mắc glaucoma là gì?

Song song với việc làm hạ nhãn áp thì bảo vệ dây thần kinh thị giác cũng là yếu tố then chốt giúp người bệnh glaucoma giảm được nguy cơ mù lòa.

Theo nghiên cứu tại trường Đại học Washington - Mỹ, sử dụng 75mg chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid (ALA) hàng ngày trong 2 tháng liên tục có tác dụng làm tăng sức bền của dây thần kinh thị giác, từ đó tránh được tổn hại khi nhãn áp tăng cao. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bổ sung ALA kịp thời là giải pháp giúp người bệnh bảo vệ thị lực tối ưu. Hiện nay, ALA có thể được tìm thấy trong cà rốt, đậu Hà Lan, rau cải, cà chua, súp lơ xanh, cám gạo,… Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, người bệnh nên sử dụng kết hợp với sản phẩm bổ mắt giàu ALA, trong đó phổ biến nhất hiện nay là sản phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang.

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang – Giải pháp tự nhiên giúp phòng và trị glaucoma hiệu quả

6 Cách vô cùng đơn giản giúp ngăn ngừa glaucoma tại nhà

Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ glaucoma là gì, cũng như biết cách để bảo vệ đôi mắt tránh được những thương tổn do căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình luôn có đôi mắt sáng khỏe.

Trần Huyền