Thoái hoá điểm vàng (ADM) là một loại bệnh ảnh hưởng tới điểm vàng của Võng Mạc. Nó là một trong những bệnh thông thường làm cho nhiều người lớn tuổi bị loà mắt hay là mù. Khoảng 0.2% người từ 55 tới 64 tuổi bị AMD và đối với những người trên 85 tuổi thì con số này tăng lên tới 13%. 

Phân loại thoái hóa điểm vàng

Có hai loại bệnh AMD: Loại khô ( dry AMD) và Loại ướt ( wet ADM)

Khoảng 90% những người bị AMD bị loại khô. Khi khám mắt, người ta thấy những mảng cặn màu vàng xung quanh điểm vàng (drusen). Lâu ngày những mảng cặn màu vàng này làm cho điểm vàng thiếu Oxygen và nó kích thích những mạch máu mới phát triển (Neovascularization – Neo= mới và vascular = thuôc về mạch máu) đằng sau Võng Mạc dẫn tới AMD loại ướt. Những mạch máu mới này thường không bền (stable) và nó thường hay rỉ những chất trong máu hay là chảy máu xung quanh điểm vàng. Khi điểm vàng bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ bị mất đi thị trường trung tâm (central vision) và thị giác sẽ bị vặn vẹo, bóp méo (distorted vision hay là metamorphasis). Distorted vision nghĩa là khi nhìn một đường thẳng, thay vì thấy đường thẳng, người bệnh sẽ thấy đường cong quẹo. Thường thì chỉ có thị giác trung tâm bị ảnh hưởng.

AMD loại ướt, mặc dù chỉ chiếm 10% tổng số bệnh AMD, nhưng nó làm cho 90% người mắc bệnh AMD bị mờ mắt nặng. Những người hút thuốc lá dễ bị AMD loại ướt.

Lúc đầu, chỉ khoảng 1% những người bị mãng cặn màu vàng nhỏ sẽ bị AMD nặng trong vòng năm năm. Khoảng 18% những người bị ít nhất một mãng cặn màu vàng lớn sẽ bị AMD nặng trong vòng năm năm. 42% những ai bị AMD ở một mắt sẽ bị AMD tới von mắt kia trong vòng năm năm.

Triệu chứng của AMD

Có rất nhiều những người lớn tuổi bị bệnh thoái hóa điểm vàng nhẹ. Những người bị nhẹ thường ít có triệu chứng. Những người bị AMD nặng thường không thấy đường rõ (blurred vision), không thấy nhiều điểm ở giữa (scotomata) hay là thị giác sẽ bị vặn vẹo, bóp méo.Thường những người mà cả hai mắt bị AMD loại ướt sẽ gặp nhiều khó khăn khi lái xe, đọc sách, nhận dạng khuôn mặt hay là tìm những vật nhỏ vì thị giác trung tâm của họ bị ảnh hưởng.

Hiện thời thì chưa có cách chữa trị AMD loại khô. Đa số những người bị bệnh khô cần phải khám BS mắt thường để theo dõi tình trạng của AMD và để biết khi nào AMD chuyển sang dạng ướt.

Khoảng năm 2002, những BS mắt ở Mỹ hoàn tất cuộc thử nghiệm( tên là AREDS) để xem coi vitamin C,E, beta-carotine( sau khi uống sẽ được cơ thể biến đổi thành vitamin A) và chất kẽm có giúp được những người bị bệnh AMD không. Trong cuộc thử nghiệm trên, người ta bao gồm những người mới bị AMD, những người bị AMD loại khô khá nặng và những người bị AMD loại ướt. Người ta kết luận rằng những chất vitamin kể trên giúp phục hồi một phần thị giác của những người bị bệnh AMD từ khá nặng cho tới nặng (loại khô lẫn ướt). Nhưng nó không giúp cho những người bị AMD nhẹ nhiều lắm và người ta cũng kết luận rằng những vitamin kể trên không ngăn ngừa những người lớn tuổi (chưa bị AMD) khỏi phải bị AMD.

Lượng vitamin trong cuộc thử nghiệm kể trên:

- Vitamin C 500 mg/ngày

- Vitamin E 400 IU/ngày

- Beta-catotine 15 mg/ ngày+ chất kẽm

BS mắt khuyên những người bị bệnh AMD từ khá nặng đến nặng nên uống 2 viên thuốc Macuvision ( mỗi viên chứa Vitamin C 250 mg, E 200 IU và chất kẽm) mỗi ngày- nghĩa là liều lượng thuốc cũng giống như lượng vitamin trong cuộc thử nghiệm kể trên.

Có nhiều cách điều trị AMD loại ướt- những cách chữa bệnh này được nhiều nơi trên thế giới áp dụng

1- Laser photocoagulation

2- Photodynamic therapy

3- Antiangiogenic therapy

4- Radiotherapy

5- Giải phẫu mắt

 Phẫu thuật mắt bằng phương pháp Laser

Phẫu thuật mắt bằng phương pháp Laser

Laser photocoagulation

Sau khi người bệnh AMD đã thử nghiệm bằng flurescein angiography, BS mắt sẽ biết CNV thuộc loại nào và sẽ dùng tia laser bắn vào những mạch máu mới (CNV). Mục đích của cách chữa trị này là ngăn ngừa những mạch máu mới này rỉ hay là chảy máu vào điểm vàng.Cách chữa trị này cũng tương tự với cách chửa trị của những người bị bệnh mắt do tiểu đường( proliferative diabetic retinopathy)

Những tác hại phụ của cách chữa trị này là

- Nếu tia laser bị sơ ý bắn vào điễm vàng hay là laser làm cho Võng Mạc bị cháy ( full thickness retinal burn) thì sẽ làm hư thị giác của con mắt được chữa

- Đôi khi một số bệnh nhân bị chảy máu Võng mạc sau khi được chữa bằng laser photocoagulation.

- Có một số trường hợp, những mạch máu mới sau khi được chữa sẽ mọc (grow) trở lại và thị giác của người được chữa sẽ bị tệ trở lại.

Photodynamic therapy

Được bắt đầu áp dụng sau năm 2000. Hiện thời, photodynamic therapy là cách chữa bệnh chính cho những người bị AMD loại ướt. Người bệnh sẽ được chích một loại thuốc đặc biệt( vd verteporin còn gọi là Visudyne).Thuốc này chỉ bám vào những mạch máu mới CNV xung quanh điểm vàng. Khi BS chiếu tia non-thermal laser light vào những mạch máu mới CNV này, non-thermal laser sẽ kích thích những chất này tiêu diệt những CVN này.

Ưu điểm của photodynamic therapy là không gây thiệt hại tới Võng Mạc

Yếu điểm của cách chữa bệnh này là nó chỉ áp dụng cho CNV loại classic( khoảng 1/3 những người bị AMD loại ướt). Hơn 90% cần phải chữa thêm 1 lần nữa sau 3 tháng đầu và đa số phải cần chữa nhiều lần.

Antiangiogenic therapy ( Anti=chống đối và angiogenic= kích thích những mạch máu mới phát triển)

Đây là phương pháp chữa bệnh AMD loại ướt mới. BS mắt sẽ chích thuốc thẳng vào trong mắt bị AMD loại ướt. Thuốc sẽ ngăn ngừa những CNV phát triển đằng sau võng mạc. Một trong những loại thuốc đang được phát triển là interferon-alpha, Macugen và anti-VEGF. Có một vài loại thuốc mới đang được thử nghiệm mà có thể chích thẳng vào máu chứ không cần chích vào mắt,

Radiotherapy

Người ta nhắm tia quang tuyến( radiotherapy) vào những mạch máu mới để tiêu diệt chúng. Hiện giờ có nhiều cuộc thử nghiệm về phương pháp chữa bệnh bằng tia quang tuyến nhưng người ta chưa kết luận chính xác được hiệu quả của cách chữa bệnh này đối với những người bị AMD loại ướt.

N.T