Phân loại đục thủy tinh thể

1. Đục thuỷ tinh thể do bẩm sinh: Trong quá trình phát triển của thai nhi, do một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng tới sự hình thành phôi thai của thủy tinh thể, nên trẻ em sinh ra đã bị đục thủy tinh thể. Phần lớn do biến dị gen nhiễm sắc thể hoặc do bệnh biến của mẹ và thai nhi (như trong 6 tháng đầu người mẹ bị phong mẩn, mẩn mề đay, thủy đậu, viêm tuyến nước bọt vv...) gây tổn hại cho thủy tinh thể của thai nhi. Cá biệt có trẻ ngoài bị đục thủy tinh thể ra còn kèm theo dị dạng như khiếm khuyết hồng mọc, nhãn cầu nhỏ, giác mạc nhỏ hoặc đại não phát triển không đủ vv... theo đặc trưng về hình thái, có thể phân đục thủy tinh thể do bẩm sinh thành hơn 10 loại:

- Đục thủy tinh thể bao quanh nhân.

- Đục thủy tinh thể dạng màng.

- Đục thủy tinh thể dạng điểm chấm.

- Đục thủy tinh thể dạng cánh hoa

- Đục thủy tinh thể dạng nang và cấp tính.

- Đục thủy tinh thể dạng cọc sợi.

- Đục thủy tinh thể hoàn toàn..     

2. Đục thủy tinh thể do tuổi già: là dạng bản thân thủy tinh thể dần dần bị biến tính vẩn đục, còn cục bộ mắt hoặc toàn thân vẫn không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Thường xảy ra ở độ tuổi 40-45 trở lên. Phần lớn phát bệnh ở cả 2 mắt, tiến triển chậm, ít là 3 -5 năm, nhiều là mười mấy năm, mấy chục năm, nhưng thời gian, tốc độ và mức độ đục khác nhau, mức độ ảnh hưởng đối với thị lực cũng khác nhau. Dựa vào vị trí phát sinh đục có thể chia thành hai loại đục màng và đục nhân.

Ở độ tuổi 40-45, tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể rất cao

Ở độ tuổi 40 - 45, tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể rất cao 

3. Đục thủy tinh thể do ngoại thương: Có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, do mắt bị các vật làm tổn thương, xuyên thủng, tổn thương do điện giật, do tia phóng xạ hoặc do dị vật rơi vào mắt gây ra. Khi mức độ và tính chất tổn thương khác nhau thì hình thái và tốc độ phát triển cũng khác nhau, dẫn đến phạm vi đục và ảnh hưởng đối với thị lực cũng không giống nhau.

4. Đục thủy tinh thể kế phát: Là loại đục thủy tinh thể do những bệnh biến cục bộ ở mắt hoặc toàn thân gây ra, bao gồm:

- Đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường: Phần lớn là đục màng sau hoặc túi sau của thủy tinh thể, người 40 tuổi trở lên mới bị sẽ rất khó phân biệt với loại đục thủy thể do tuổi già (đục màng) đồng thời cùng tồn tại. Loại đục này phát bệnh sớm, phát triển nhanh, đục hoàn toàn cũng rất nhanh.

- Đục thủy tinh thể dạng co giật: Do chức năng tuyến giáp trạng không tốt, lượng caxi trong máu quá thấp gây ra, thường xuất hiện đục dạng tia hình xương cá trong chất da thủy tinh thể. Người bị nặng có thể trong một thời gian ngắn đã bị đục thủy tinh thể hoàn toàn. 

- Đục thủy tinh thể do thuốc: Thường gặp ở những người dùng các hooc môn với liều lượng lớn thời gian dài cho toàn thân hoặc bộ phận, làm chất da phía sau của thủy tinh thể bị đục.

- Đục thủy tinh thể do trúng độc: Phần lớn do tiếp xúc lâu ngày với các chất độc hại như Triniro Phenol, Phenol Dinitol vv... gây ra, đặc biệt là hình thành các vết đục hình chêm hoặc hình vòng ở xung quanh thủy tinh thể.

Ngoài ra, còn có đục thủy tinh thể dạng hậu phát, là loại đục màng túi sau phát sinh sau khi cắt bỏ thủy tinh thể (theo phuơng pháp cắt bỏ ngoài nang) gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Trên thực tế là đục dạng màng do chất da còn sót lại khi phẫu thuật và tế bào thượng bì của túi tăng thực tạo ra, nhưng nói một cách chặt chẽ thì không thể gọi là đục thủy tinh thể. 

Tổng hợp nguyên nhân và phân loại đục thủy tinh thể

 

Phương pháp phòng ngừa và điều trị

Hiện nay chủ yếu có hai phương pháp điều trị đục thủy tinh thể là phẫu thuật và điều trị bằng thuốc. Phẫu thuật cắt bỏ đục thủy tinh thể đã trở thành phương pháp điều trị hữu hiệu duy nhất đối với đục thủy tinh thể ở giai đoạn thành thục. Còn điều trị bằng thuốc, hiện vẫn ở giai đoạn nghiên cứu thăm dò. Nếu dùng thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển của đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu hoặc làm khỏi đục thủy tinh thể thì đó là phương pháp lý tưởng nhất trong điều trị đục thủy tinh thể. Hiện nay, những thuốc thường dùng trong lâm sàng có mấy loại sau:

1. Loại thuốc nhỏ mắt: Bạch nội đình, Lợi minh nhãn, tinh minh nhãn.v.v... của Trung Quốc. Các nước Âu Mĩ chủ yếu dùng thuốc nhỏ mắt Glutathione, Catalin, Phacolin, v.v...

2. Loại thuốc uống:  Vitamin C, Vitamin E, Potassium, Iodide, Aspirin, Rutoside, v.v...

Bất kể loại thuốc nào, kể cả thuốc ngoại, nếu xét từ góc độ hiệu quả điều trị hiện nay chưa có loại nào có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể phát triển như mong muốn. Một số loại đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu, sau một thời gian dài dùng thuốc, có phát triển chậm lại, thậm chí thị lực nâng lên được một chút. Nhưng với đục thủy tinh thể giai đoạn giữa thì dùng thuốc vẫn không mấy hiệu nghiệm gì, mức độ đục của thủy tinh thể không cải thiện. Đối với đục thủy tinh thể  ở giai đoạn gần thành thục, thì điều trị bằng thuốc lại càng không có hiệu quả.

Đối với đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu dù điều trị không thấy bệnh phát triển cũng không thể khẳng định kết quả là do điều trị bằng thuốc, vì đục thủy tinh thể ở giai đoạn tiến triển đến giai đoạn thành thục là một quá trình phát triển lâu dài, có thể tự dừng lại ở một giai đoạn phát triển nào đó và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực (trong lâm sàng thường gặp). 

Lưu ý trong chế độ ăn và nghỉ ngơi

Khi đã bị đục thủy tinh thể không được để tinh thần chịu áp lực quá lớn, nhưng cũng không được xem nhẹ bỏ qua, không nghe không hỏi, cho rằng chẳng việc gì. Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn đầu, chỉ cần phát hiện kịp thời, tích cực bảo dưỡng thì bệnh có thể dừng lại ở một giai đoạn nào đó, không phát triển nữa, cũng không ảnh hưởng lớn đến thị lực. Ngược lại, nếu không đoái hoài, chẳng để ý, lúc thường cũng không chú ý bảo dưỡng thì bệnh sẽ phát triển nhanh hơn, thậm chí đến mức không phẫu thuật không được. Khi bị đục thủy tinh thể (chủ yếu loại đục thủy tinh thể do tuổi già) phía chú ý mấy điểm sau trong ăn uống:

1. Trước tiên phải duy trì tinh thần thoải mái, ăn uống co quy luật, tránh ăn quá nhiều.

2. Chú ý kĩ thuật nấu nướng, tăng cường dinh dưỡng hợp lý.

3. Ăn nhiều đồ ăn giàu Vitamin C, Vitamin E như rau tươi, hoa quả...

4. Tăng cường ăn gan lợn, gan gà với số lượng thích hợp.

5. Tránh uống rượu hút thuốc không thường xuyên ăn các đồ ăn kích thích, như hành, tỏi tươi...

Ăn uống khoa học giúp làm giảm nguy cơ bị đục thủy tịnh thể 

Ăn uống khoa học giúp làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể

Khi nào cần phẫu thuật thay thủy tinh thể

Ngày 7/3/2013 tại buổi giao lưu trực tuyến với sự tham gia chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Ngọc – Nguyên trưởng khoa đáy mắt – Bệnh viện mắt TW. Buổi giao lưu được đông đảo bệnh nhân, độc giả ...ở các tỉnh thành phố khắp nơi trên toàn quốc tham gia chương trình. Dưới đây là một trong số những câu hỏi đã được Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Ngọc giải đáp trong buổi giao lưu.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo là bao nhiêu năm, nếu thay thủy tinh thể thì tối đa thay được bao nhiêu lần? Thời gian gần đây mắt tôi có biểu hiện nhìn mờ, đi khám bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể, tôi có nên đi phẫu thuật thay thủy tinh thể ngay không?

BS CKII Bùi Minh Ngọc trả lời: "Tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo là rất dài, dài hơn cả tuổi thọ con người, do vậy chị không cần phải băn khoăn về tuổi thọ của thủy tinh thể nhân tạo. Hơn nữa với kỹ thuật hiện đại cùng thao tác thực hiện chuẩn tại các vị trí giải phẫu thì mức độ an toàn rất cao, hầu như không có biến chứng. Cá biệt có trường hợp sau chấn thương hoặc sau khi mắc những bệnh lý khác về mắt  thì thủy tinh thể có thể bị xô đẩy, lệch vị trí ảnh hưởng tới thị lực ... nếu cần thiết vẫn có thể phẫu thuật lại.

Việc phẫu thuật thay thủy tinh thể hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị, căn cứ vào các kết quả thăm khám và tình hình sức khỏe của chị. Thông thường chỉ định trên được áp dụng khi thủy tinh thể bị đục nhiều làm giảm thị lực trầm trọng, gây cản trở công việc hoặc sinh hoạt. Ở tuổi của chị nếu mới chớm bị đục thủy tinh thể, theo tôi chưa nhất thiết phải mổ thay thủy tinh thể ngay. Vì giữa thủy tinh thể nhân tạo và thủy tinh thể tự nhiên  vẫn có sự khác nhau về chức năng mà ít người biết được: Thủy tinh thể tự nhiên có vai trò giống như một thấu kính hội tụ, có chức năng điều tiết để giúp chúng ta có thể dễ dàng nhìn được hình ảnh của vật một cách rõ nét dù chúng ở gần hay xa Nhưng chức năng điều tiết này ở thủy tinh thể nhân tạo lại không có được. Vì vậy việc giữ gìn thủy tinh thể tự nhiên do tạo hóa sinh ra là hết sức cần thiết, khi đó chúng ta sẽ tận dụng và sử dụng được hết chức năng của thủy tinh thể trong đó đặc biệt là khả năng điều tiết của mắt.

Trường hợp nếu mắt chị mới chớm bị đục thủy tinh thể, thị lực chưa bị giảm nhiều thì chị có thể dùng một số thuốc để điều trị như: thuốc tra mắt Phacolin, Catalin...thuốc uống VitaminC, VitaminE, sử dụng kết hợp các thực phẩm có các thành phần chống oxy hóa giúp làm chậm lại quá trình lão hóa gây đục mờ thủy tinh thể và tăng cường thị lực cho mắt. Như tôi đã phân tích ở trên thì chúng ta càng kéo dài thời gian sử dụng thủy tinh thể tự nhiên của chúng ta chừng nào càng tốt chừng ấy."

 

                                                                                          Nguyễn Trang