Cườm mắt là nhóm bệnh theo cách gọi dân gian có hai dạng là cườm nước và cườm khô. Thực tế, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị. Cườm nước trong y học hiện đại gọi là bệnh glocom (tăng nhãn áp) và cườm khô là đục thủy tinh thể thường gặp ở người lớn tuổi.

Bài viết cung cấp các thông tin chính sau đây:

1. Bệnh cườm nước là gì?

2. Triệu chứng của bệnh cườm nước

3. Điều trị bệnh cườm nước

4. Bệnh cườm khô là gì?

5. Triệu chứng của cườm khô

6. Điều trị bệnh cườm khô

------------------------------

1. Bệnh cườm nước

Áp lực trong mắt được duy trì là nhờ thủy dịch nằm phía trước thủy tinh thể và phía sau của giác mạc. Bình thường dòng thủy dịch này sẽ luôn được vận chuyển ra và vào mắt. Nhưng trong bệnh cườm nước, vì một nguyên nhân nào đó làm cho số lượng thủy dịch tăng lên, hoặc thủy dịch không thể thoát ra ngoài dẫn đến tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng sẽ làm tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác giúp dẫn truyền tín hiệu từ võng mạc lên não.

Áp lực trong mắt tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác trong bệnh cườm nước

Cườm nước là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó âm thầm “đánh cắp” thị lực của người bệnh mà không có khả năng chữa trị. Có bốn loại cườm nước hay tăng nhãn áp chính, đó là:

- Tăng nhãn áp mạn tính góc mở: Áp suất trong mắt tăng từ từ theo thời gian khiến người bệnh khó có thể cảm nhận được, tổn thương thần kinh thị giác làm xuất hiện nhiều điểm mù trong tầm nhìn.

- Tăng nhãn áp cấp tính góc đóng: Xảy ra khi mắt đột ngột bị tăng áp suất, khiến mắt bị đau dữ dội. Đây là trường hợp khẩn cấp và người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay.

- Tăng nhãn áp bẩm sinh: Xảy ra ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến yếu tố di truyền.

- Tăng nhãn áp thứ cấp: Là biến chứng sau khi mắc các bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, bệnh võng mạc do đái tháo đường, chấn thương mắt… hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid nhỏ mắt dài ngày.

2. Triệu chứng của bệnh cườm nước

Đối với từng loại bệnh cườm nước, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau để phân biệt. Cụ thể như sau:

- Tăng nhãn áp mạn tính góc mở thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi phát hiện thì bệnh tình đã ở giai đoạn nặng. Người bệnh có cảm giác như mình đang nhìn xuyên qua một đường hầm bởi xung quanh tầm nhìn đã bị mờ đi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến mù lòa.

- Tăng nhãn áp góc đóng có các triệu chứng rõ rệt như đau dữ dội ở mắt, tầm nhìn bị phủ một lớp sương mù. Bệnh nhân bị đỏ mắt, khi nhìn vào bóng đèn sẽ thấy quầng sáng cầu vồng xung quanh, mắt như bị sưng lên, kèm theo buồn nôn, nôn.

- Tăng nhãn áp bẩm sinh có các triệu chứng khi trẻ được vài tháng tuổi như mắt đỏ, sợ ánh sáng. Mắt trẻ bị lồi hoặc mở to một mắt hoặc cả hai mắt.

- Tăng nhãn áp thứ cấp tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có các triệu chứng như tăng nhãn áp góc mở hoặc tăng nhãn áp góc đóng.

Cườm nước là nguy cơ hàng đầu gây giảm thị lực đột ngột và mù lòa cho người bệnh, do vậy cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng đau nhức mắt, nhìn mờ, mất thị lực nhiều phần, bạn hãy gọi ngay đến số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp xử lý hiệu quả nhất.

 

3. Điều trị bệnh cườm nước

Mục tiêu trong điều trị bệnh cườm nước là làm giảm áp suất trong mắt và giảm tổn thương dây thần kinh thị giác, võng mạc mắt.

Giảm áp suất trong mắt

Khi cườm nước ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên để hạ nhãn áp. Một số loại thuốc tương đối phổ biến hiện nay là:

- Thuốc chẹn Beta: gồm Levobunolol, Timolol, Betaxolol… có tác dụng làm giảm lượng thủy dịch tiết ra trong mắt.

- Thuốc chủ vận Alpha: gồm Bromonidine, Apraclonidine, …vừa làm giảm lượng dịch tiết ra vừa làm tăng lượng thủy dịch thoát đi.

- Thuốc tương tự Prostaglandin: gồm Travaprost, Latanoprost… có tác dụng làm tăng lượng thủy dịch thoát ra khỏi mắt.

Trong trường hợp nặng hoặc cườm nước cấp tính, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện một số phẫu thuật để làm thông kênh thoát thủy dịch như: phẫu thuật laser, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch.

Giảm tổn thương dây thần kinh thị giác, võng mạc

Như chúng ta đã biết, áp suất trong mắt tăng cao sẽ gây tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác và võng mạc mắt, đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các biểu hiện nhìn mờ, mất thị lực, đau mắt,…Do vậy, song song với việc làm hạ nhãn áp thì bảo vệ sức bền của dây thần kinh thị giác và võng mạc là điều hết sức quan trọng, có vai trò quyết định thị lực của người bệnh. Theo các chuyên gia nhãn khoa, bổ sung đầy đủ lượng chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid và vitamin B2 qua thức ăn hoặc sản phẩm bổ mắt sẽ giúp người bệnh cườm nước tránh được nguy cơ mất thị lực, mù lòa hiệu quả.

Xem thêm: 

Viên uống bổ mắt thảo dược chứa Alpha lipoic acid và vitamin B2 giúp trị cườm nước hiệu quả

4. Bệnh cườm khô

Cườm khô thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của thủy tinh thể. Từ tuổi 45 trở lên, các protein trong thủy tinh thể dần bị thay đổi, chúng bắt đầu co cụm lại với nhau thành từng đám nhỏ, gây cản trở đường truyền của tia sáng, khiến hình ảnh thu được không rõ nét. Một số bệnh/tình trạng sức khỏe có thể khiến đục thủy tinh thể tiến triển nặng thêm:

- Mắc bệnh đái tháo đường

- Viêm mắt

- Chấn thương mắt

- Gia đình có người mắc đục thủy tinh thể

- Sử dụng corticoid trong thời gian dài

- Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thường xuyên

- Hút thuốc lá

- Từng phẫu thuật mắt

5. Triệu chứng của cườm khô

Cườm khô thường tiến triển rất chậm mà không gây đau đớn cho người bệnh. Ở độ tuổi 60, người bệnh đã có thể bắt đầu bị đục nhẹ nhưng tầm nhìn vẫn chưa bị ảnh hưởng. Sau tuổi 75, hầu hết người bệnh đã không thể nhìn được rõ ràng.

Một số triệu chứng của đục thủy tinh thể là:

- Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, nhìn thấy quầng sáng bao quanh khi nhìn vào bóng đèn

- Tầm nhìn bị bao phủ sương mù hoặc một tầng mây mờ trước mắt

- Khả năng nhìn trong bóng tối bị hạn chế

- Nhìn mọi hình ảnh đều có màu vàng nhạt

- Nhìn đôi (hình ảnh bị nhòe thành 2 hình dính liền nhau)

- Ruồi đậu (chấm đen ở trước mắt, khi di chuyển mắt chấm đen vẫn nằm yên một vị trí ở trước tầm nhìn)

- Phải thường xuyên thay đổi mắt kính để nhìn rõ

6. Điều trị bệnh cườm khô

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bạn có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với giai đoạn sớm, bạn chỉ cần:

- Thay đổi kính thường xuyên để cải thiện thị lực

- Đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra ngoài nắng nóng hoặc nơi khói bụi

- Sử dụng kính lúp nếu muốn nhìn rõ chi tiết vật gì đó

- Tăng cường độ ánh sáng để nhìn tốt hơn

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, nếu phát hiện cườm khô từ sớm, chưa cần thiết phải phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể duy trì được thị lực bằng cách: ăn nhiều thực phẩm có nguồn chất chống oxy hóa như rau xanh thẫm, cà chua, cà rốt, ớt ngọt, cá biển. Hoặc để thuận tiện người bệnh cũng có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung.

Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh từ rau quả hay các sản phẩm bổ sung giúp trị cườm khô hiệu quả

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo sẽ được chỉ định nếu tầm nhìn của người bệnh quá kém, họ không thể thực hiện được các công việc đơn giản hàng ngày như đọc sách báo, xem tivi, lái xe… Sau phẫu thuật, thủy tinh thể nhân tạo sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt đóng vai trò như thủy tinh thể tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% người bệnh bị đục thủy tinh thể thứ phát (đục bao sau) sau vài năm phẫu thuật.

Khi mắc phải bệnh cườm mắt thì dù là cườm nước hay cườm khô, người bệnh đều có nguy cơ cao bị giảm thị lực nghiêm trọng và mù lòa. Nắm rõ được đặc điểm của từng bệnh và bổ sung sớm chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid kết hợp các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Lutein và Zeaxathin là giải pháp hiệu quả nhiều người đang hướng tới nhằm giúp bảo vệ ánh sáng cho đôi mắt.

Ds. Thanh Xuân

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com/