Có thể bạn chưa biết, 50 – 90% những người sử dụng các thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại,…) trong thời gian dài sẽ có ít nhất một biểu hiện của hội chứng thị giác màn hình như nhìn mờ, mỏi mắt, khó chịu, đau nhức mắt… Cùng tìm hiểu ngay về chứng bệnh này để sớm có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thị lực.
7 dấu hiệu nhận biết hội chứng thị giác màn hình
1. Nhìn mờ
Mắt thường phải di chuyển liên tục khi thường xuyên tập trung nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài, cộng với sự tấn công của ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ làm cho mắt dễ bị nhìn mờ, nhòe,… hơn so với việc đọc sách báo.
2. Khô mắt
Chớp mắt là hoạt động tự nhiên để giúp điều tiết nước mắt và giữ ẩm trên bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, khi tập trung nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại, mắt chỉ chớp khoảng 6 lần mỗi phút, thấp hơn nhiều so với trung bình phải là 14 lần/phút. Tần số chớp mắt giảm mạnh khiến nước mắt không đủ để cung cấp cho bề mặt nhãn cầu, dẫn đến khô mắt và mắt dễ bị kích ứng.
3. Nhức mắt
Phải làm việc nhiều với máy tính, ti vi, điện thoại,… và ít có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cho mắt trở nên mệt mỏi, hay bị đau nhức và kém linh hoạt.
4. Nhìn đôi (song thị)
Song thị là hiện tượng nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ mắt bị suy yếu và dây thần kinh thị giác bị tổn thương khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
5. Nhức đầu
Không chỉ có những biểu hiện ở mắt, hội chứng thị giác màn hình còn biểu hiện ở việc bạn thường xuyên bị nhức đầu. Do khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính quá gần khiến việc điều tiết của cơ mắt ở mức cực hạn, dễ gây nhức đầu và mệt mỏi.
6. Đau cổ, vai gáy
Hội chứng thị giác màn hình khiến mắt thường xuyên nhìn mờ và người bệnh có xu hướng thay đổi tư thế của cổ và lưng để nhìn rõ hơn. Điều này vô tình kéo theo những cơn đau mỏi cổ, lưng và vai gáy.
7. Khó tập trung, mệt mỏi
Hội chứng thị giác màn hình khiến mắt mờ, mỏi; đau đầu, đau cổ; cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải khiến bạn không thể tập trung để hoàn thành công việc.
7 dấu hiệu điển hình của hội chứng thị giác màn hình
Cách phòng và trị hội chứng thị giác màn hình
Điều chỉnh vị trí, độ sáng của máy tính, điện thoại
Bạn nên đặt màn hình máy tính cách mắt từ 50 – 70 cm, thấp hơn tầm mắt khoảng 10 – 13 cm, nghiêng đầu màn hình khoảng 10 đến 20 độ, đảm bảo không phải ngửa cổ lên hoặc cúi xuống quá thấp khi nhìn màn hình.
Đối với điện thoại thì bạn nên để cách mắt tối thiểu khoảng 20 – 30 cm. Đồng thời, bạn cũng nên tăng độ tương phản, chỉnh độ sáng và kích thước phông chữ trên máy tính và điện thoại phù hợp để có thể nhìn rõ ràng và dễ đọc hơn.
Tập thói quen chớp mắt thường xuyên
Việc chớp mắt giúp giữ ẩm cho bề mặt nhãn cầu, ngăn mắt bị khô và kích ứng. Vì vậy, bạn hãy tập thói quen chớp mắt thường xuyên từ 12-14 lần/ phút để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt, giúp mắt dễ chịu và thoải hơn.
Thực hiện bài tập 20:20:20
Cứ 20 phút tập trung vào màn hình, bạn nên để mắt thư giãn bằng cách nhìn ra khoảng cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong thời gian 20 giây. Như vậy mắt sẽ có thời gian nghỉ ngơi đủ để phục hồi sau một thời gian căng thẳng, tránh hội chứng thị giác màn hình.
Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi
Sau cả ngày dài làm việc với các thiết bị điện tử, hãy dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi bằng cách tham gia các hoạt động ngoài trời, đảo mắt nhìn vào khu vực có không gian xanh mát giúp làm dịu mắt; đồng thời đảm bảo ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, trước 11 giờ đêm.
Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc
Hội chứng thị giác màn hình để càng lâu càng khiến thị lực giảm nặng và khó phục hồi. Bởi vậy, nếu hay phải sử dụng điện thoại, ti vi, máy tính,… bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp chăm sóc mắt, tránh xa hội chứng này.
Sử dụng viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang Platinum
Bên cạnh những lưu ý về lối sống, các chuyên gia khuyên những người hay dùng thiết bị điện tử nên bổ sung sớm viên uống Minh Nhãn Khang Platinum chứa những dưỡng chất giúp chống lại tác hại từ ánh sáng xanh, bảo vệ võng mạc, nuôi dưỡng và chăm sóc mắt sáng khỏe từ bên trong.
Với 9 dưỡng chất “vàng” bao gồm Tảo Haematococcus pluvialis (vi tảo lục); Cao Câu kỷ tử, Hoàng đằng, Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, Quercetine, Kẽm, Vitamin B2; Minh Nhãn Khang Platinum mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh hội chứng thị giác màn hình, cụ thể là:
- Bảo vệ mắt vượt trội khỏi ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, loại bỏ triệt để các “gốc tự do” gây tổn hại đến các tế bào mắt.
- Giảm nhanh biểu hiện khô rát, nhức mỏi, đau đỏ mắt, nhìn đôi,… chỉ sau 2 – 3 tuần sử dụng sản phẩm.
- Cải thiện và ngăn chặn hội chứng thị giác màn hình tiến triển nặng hơn
- Tăng cường thị lực, cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn lão hóa mắt sớm, hạn chế các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…
Minh Nhãn Khang Platinum giúp ngăn chặn hội chứng thị giác màn hình hiệu quả
Bởi vậy, ngay từ khi có mặt trên thị trường, Minh Nhãn Khang Platinum đã trở thành giải pháp hàng đầu được hàng ngàn người bệnh hội chứng thị giác màn hình tin chọn và nhiều chuyên gia Nhãn khoa đánh giá cao. Điển hình như chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương tại video sau:
Chuyên gia đánh giá lợi ích của Minh Nhãn Khang Platinum đối với mắt
Xem thêm:
11 tuyệt chiêu chăm sóc mắt hiệu quả, bạn nên áp dụng ngay!
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho mắt sáng khỏe
Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về hội chứng thị giác màn hình, từ đó sớm áp dụng những phương pháp hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt trước tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên.
Nguồn tham khảo: webmd.com