Ánh sáng mặt trời không chỉ gây cho mắt bạn cảm giác chói loà, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, những bức xạ từ ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng các bệnh mắt nguy hiểm như đục thuỷ tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mộng thịt... hay thậm chí là ung thư .  

Hậu họa khôn lường từ ánh nắng mặt trời

Ánh sáng mặt trời là điều kiện tiên quyết để tồn tại sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, do chứa những tia sáng có cường độ cao (Tia tử ngoại – Tia cực tím – Tia UV) ánh nắng mặt trời dễ làm tổn thương mắt. Nhiều bộ phận của mắt chịu ảnh hưởng của tia cực tím như mi mắt, kết mạc (phần lòng trắng của mắt), giác mạc (phần lòng đen phía trước), thủy tinh thể và võng mạc. Đối với kết mạc và giác mạc sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ cao có thể gây bỏng giác mạc, với các triệu chứng như cộm, khó chịu, đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt. Về lâu dài, ánh nắng mặt trời có thể gây nên mộng hoặc “hạt vàng” ở kết mạc.

Bên cạnh đó tổn thương gây ra cho thủy tinh thể và võng mạc thường trầm trọng hơn. Tia tử ngoại được coi là một trong những nguyên nhân và yếu tố kích thích làm gia tăng căn bệnh đục thủy tinh thể - nguyên nhân của 66% các ca mù lòa ở nước ta. Người ta cho rằng, tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời đóng vai trò chính trong việc tạo thành “gốc tự do” và gây nên những thay đổi trong thấu kính của hầu hết những người mắc đục thủy tinh thể. Đối với võng mạc mắt và hoàng điểm (nơi quyết định độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh), khi nhìn lâu dưới ánh nắng chói chang của mùa hè có thể gây tình trạng bỏng võng mạc. Khoa học cũng đã chỉ ra rằng, thường xuyên làm việc và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng – đây cũng là căn bệnh gây mù lòa hàng đầu trên thế giới.

Để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (đặc biệt từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Ngoài ra khi làm việc hoặc sinh hoạt trực tiếp dưới ánh nắng nên có các phương tiện che chắn như đội mũ, đeo kính chống nắng.

Tia UV từ ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể

Tia UV từ ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể

Ngoài ra, hãy bảo vệ đôi mắt của bạn một cách toàn diện nhất bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Lutein, Zeaxanthin, Vitamin E, Kẽm…Các dưỡng chất này góp phần làm giảm tác hại của ánh nắng mặt trời tới mắt, tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Lutein và Zeaxanthin được biết đến là hai chất bảo vệ mắt có hiệu quả. Tại điểm vàng của mắt, Lutein và Zeaxanthin có hai chức năng bảo vệ rất quan trọng. Chúng giúp hấp thu chuyên biệt ánh sáng xanh - ánh sáng có năng lượng cao nhất và có khả năng gây thương tổn cao nhất tại võng mạc đồng thời cũng có tác dụng như chất chống ô-xy hóa ngăn chặn tác động xấu của gốc tự do gây tổn thương điểm vàng. Lutein và Zeaxanthin bảo vệ các mao mạch, các dây thần kinh ở võng mạc mắt giúp mắt sáng hơn và cảm nhận hình ảnh tốt hơn. Lutein và Zeaxanthin được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Lutein & Zeaxanthin giúp giảm 22% nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và 43% nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng – những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.

Vitamin B2 và Kẽm chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vitamin B2 và Kẽm giúp duy trì sức khỏe của võng mạc, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Vitamin A vào võng mạc, được sử dụng trong quá trình hình thành các tế bào thị giác.Vitamin B2 và Kẽm giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như các bệnh lão hóa mắt do tuổi tác, làm lành các tổn thương về mắt, đồng thời giúp các tế bào mắt phản xạ tốt tia cực tím. 

Thanh Thủy