Tiểu đường là bệnh mạn tính có mức độ ảnh hưởng gần như toàn diện đến sức khỏe người bệnh, trong đó, ảnh hưởng đến thị lực là điều khó tránh khỏi. Trong tất cả các bệnh về mắt do tiểu đường thì bệnh võng mạc là biến chứng nguy hiểm nhất.

Đường huyết tăng cao kéo dài trong bệnh tiểu đường đã làm tổn hại tới các mạch máu của võng mạc. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nguy cơ này nếu luôn tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản đó là: kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, cholesterol máu và khám mắt định kỳ.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Võng mạc là một lớp tế bào nằm sâu ở đáy mắt, giữ vai trò cảm nhận ánh sáng và chuyển chúng thành các tín hiệu thần kinh gửi lên não để phân tích, giúp bạn nhận biết chính xác hình ảnh.

Võng mạc được nuôi dưỡng liên tục thông qua mạng lưới mạch máu nhỏ li ti. Ở người bệnh tiểu đường, nồng độ đường máu ở mức cao theo thời gian sẽ khiến các máu máu nhỏ này bị tổn thương. Quá trình này trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bệnh lý võng mạc nền

Giai đoạn này rất phổ biến, khi mạch máu võng mạc bắt đầu bị tổn thương, xuất hiện các nốt phình nhỏ (microaneurysms), một số nốt phình vỡ ra gây xuất huyết nhưng thường không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, và cũng chưa nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn.

Giai đoạn 2: Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng, tình trạng xuất huyết cũng nặng nề hơn. Thị lực của người bệnh đã bắt đầu có những thay đổi và họ cần được thăm khám thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để theo dõi tiến triển của bệnh.

2 giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc tiểu đường

2 giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc tiểu đường

Giai đoạn 3: Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh

Các mạch máu bị tắc nghẽn, một số vùng võng mạc không được nuôi dưỡng sẽ tăng sinh mạch máu mới. Nhưng những mạch máu này rất yếu và dễ vỡ, chúng có thể phát triển trên bề mặt của võng mạc và sâu vào trong dịch kính (bộ phận giống như gel thạch nằm trước võng mạc). Các mạch máu bị vỡ tạo thành các mô sẹo, gây co kéo võng mạc, làm bong võng mạc. Thị lực của người bệnh bị nhòe mờ hoặc hình ảnh loang lổ do tình trạng xuất huyết làm che khuất tầm nhìn. Khi bị bong võng mạc, người bệnh có thể bị mất thị lực đột ngột.

Trong một số trường hợp, các mạch máu tại khu vực hoàng điểm (khu vực trung tâm của võng mạc) bị ảnh hưởng sẽ gây phù hoàng điểm (maculopathy), làm ảnh hưởng đến thị lực trung tâm, nhưng thị lực ngoại vi vẫn bình thường, giống như khi người bệnh nhìn qua đường hầm.

Để làm giảm nguy cơ mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để được biết thêm thông tin chi tiết.

Ai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường?

Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 đều có nguy cơ phát triển bệnh võng mạc. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu như có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây:

- Mắc tiểu đường trong thời gian dài.

- Đường huyết không được kiểm soát.

- Tăng huyết áp.

- Cholesterol máu cao.

- Đang mang thai.

- Người bệnh có nguồn gốc Châu Á.

Bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực.

Triệu trứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay nếu đang chung sống với căn bệnh tiểu đường mà bỗng nhiên thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

- Thị lực giảm dần hoặc mất đột ngột.

- Hiện tượng “ruồi bay”, tức là thấy xuất hiện các dấu chấm, hình tròn màu xám hoặc đen trong tầm nhìn.

- Hình ảnh nhìn thấy có vết mờ hoặc loang lổ.

- Đau mắt hoặc mắt đỏ lên.

Những triệu chứng này có thể không phải do bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi khám để được kiểm tra cẩn thận.

Khám sàng lọc mắt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở nên cần được khám sàng lọc mắt mỗi năm một lần. Có rất nhiều lợi ích khi tiến hành cuộc kiểm tra mắt này như: giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường trước khi bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Các xét nghiệm kiểm tra mắt bao gồm chụp đáy mắt, soi đáy mắt… để phát hiện các mạch máu bất thường. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, người bệnh có thể cần phải tiến hành kiểm tra mắt thường xuyên hơn hoặc quay trở lại tái khám sau một năm.

Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở lên cần khám sàng lọc mắt 1 lần/năm

Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở lên cần khám sàng lọc mắt 1 lần/năm

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Mục đích điều trị là ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, làm giảm nguy cơ giảm thị lực trong giai đoạn đầu. Như vậy, điều căn bản nhất đó là người bệnh cần lưu tâm kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc.

Trong trường hợp bệnh võng mạc do tiểu đường đã ở giai đoạn tăng sinh, các phương pháp điều trị thường được áp dụng như:

Điều trị bằng laser: sử dụng tia laser chiếu vào khu vực võng mạc bị tổn thương. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tầm nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, đau hoặc khó chịu nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài giờ.

Sử dụng thuốc tiêm: nếu người bệnh bị phù hoàng điểm, họ có thể được chỉ định thuốc tiêm kháng yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu, gọi là anti – VEGF để ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu bất thường. Hai thuốc chính đang được sử dụng là Lucetis và Eylea. Thuốc tiêm nhóm steroid đôi khi có thể được thay thế thuốc kháng VEGF khi những thuốc trên không có hiệu quả. Một số tác dụng không mong muốn xảy ra sau khi tiêm như ngứa mắt, khó chịu, xuất huyết, “ruồi bay”, chảy nước mắt, khô mắt… Tuy rất hiếm, nhưng khi tiêm thuốc kháng VEGF có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Phẫu thuật loại bỏ dịch kính (Vitreoretinal): phương pháp này sẽ hút bỏ toàn bộ phần dịch kính của mắt và thay thế chúng bằng dung dịch có tác dụng tương tự. Sau mổ người bệnh sẽ cần một thời gian để nghỉ ngơi, phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, xuất huyết mắt, bong võng mạc, nhiễm trùng…

Các giải pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc do tiểu đường

Người bệnh có thể giảm nguy cơ bệnh võng mạc do tiểu đường, cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách:

- Ăn uống lành mạnh, cần hạn chế muối, chất béo và đường.

- Dùng thuốc đúng quy định.

- Khám sàng lọc mắt thường xuyên, ít nhất 1 năm/lần.

- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, chỉ số khối của cơ thể BMI – (chiều cao/cân nặng) bình phương – nên từ 18.5 đến 24.9.

- Bỏ thuốc lá, bởi khói thuốc lá làm cho huyết áp và đường huyết dễ mất kiểm soát. Trong khói thuốc cũng có nhiều loại độc tố tổn thương thần kinh, đặc biệt là mắt, thận và tim mạch.

- Tập thể dục thường xuyên, nên tập khoảng 150 phút mỗi tuần bằng các bài tập ở mức độ vừa phải như đi bộ, đi xe đạp…

- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích.

Nguy hiểm là vậy, nhưng nếu người bệnh tuân thủ thực hiện theo các lời khuyên kể trên sẽ giúp bảo vệ được thị lực, hạn chế sự tổn thương võng mạc tới mức tối đa.

Xuân Lân

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/Conditions/Diabetic-retinopathy/Pages/Introduction.aspx

https://actionforblindpeople.org.uk/support-and-information-page/information/eye-health/eye-conditions/diabetic-retinopathy/