Bệnh glocom có nhiều tên gọi khác nhau như: tăng nhãn áp, thiên đầu thống, cườm nước, xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên làm tổn thương hệ thống thần kinh thị giác một cách từ từ, hoặc đột ngột có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, việc phát hiện sớm gloccom đóng vài trò then chốt giúp bác sĩ có biện pháp ngăn ngừa tổn thương thần kinh, làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh.

Các dạng bệnh glocom

Thủy dịch là chất lỏng nằm phía trước thủy tinh thể và phía sau của giác mạc, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến nhãn áp (áp suất trong mắt). Nhờ có nhãn áp nên nhãn cầu luôn có hình dạng ổn định, đảm bảo cho chức năng quang học. Đồng thời thuỷ dịch chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thuỷ tinh thể và góp phần quan trọng nuôi dưỡng giác mạc.

Khi thủy dịch không được đưa ra khỏi mắt đúng cách, sẽ dẫn đến bệnh glocom. Bệnh được chia thành 4 dạng chính, bao gồm:

- Glocom mạn tính góc mở: là loại phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp, tiến triển bệnh rất chậm chạp.

- Glocom góc đóng: hiếm khi xảy ra, có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột gây ra một cơn đau mắt.

- Glocom thứ cấp: xảy ra do mắt bị chấn thương hoặc bệnh lý về mắt khác (chẳng hạn như viêm màng bồ đào).

- Glocom bẩm sinh: hiếm gặp nhưng có thể tiến triển nặng ở trẻ nhỏ.

Cách nhận biết sớm bệnh glocom

Tùy thuộc vào dạng glocom mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt này, bạn hoàn toàn có thể tự nhận biết được mình có mắc bệnh hay không. Dưới đây là chi tiết về những dấu hiệu, triệu chứng sớm của căn bệnh về mắt nguy hiểm này.

1/ Glocom mạn tính góc mở

Bệnh glocom góc mở mạn tính thường gây mất thị lực một cách từ từ

Bệnh glocom góc mở mạn tính thường gây mất thị lực một cách từ từ

Do bệnh tiến triển rất chậm chạp, nên các triệu chứng thường không rõ ràng và ít được chú ý cho đến khi đã trở nặng. Thông thường người bệnh sẽ thấy thị lực ngoại biên bị mờ dần và từ từ lan về phía trung tâm. Những sự thay đổi nhỏ này dễ khiến người bệnh chủ quan không đi khám, dẫn đến việc điều trị sau này rất khó khăn.

2/ Glocom cấp tính góc đóng

Trái ngược với glocom mạn tính, glocom cấp tính góc đóng những triệu chứng xuất hiện nhanh chóng, dữ dội. Một số triệu chứng điển hình nhất của một cơn glocom cấp tính góc đóng là:

- Mắt đỏ lên.

- Đau mắt và đau đầu dữ dội.

- Nhìn thấy quầng sáng cầu vồng xung quanh một nguồn sáng, chẳng hạn như bóng đèn tròn.

- Thị lực bị bao phủ bởi lớp sương mờ nhạt.

- Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Cơn glocom cấp tính không hề liên tục. Nó có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, kéo dài trong khoảng từ 1 – 2h. Nhưng sau mỗi lần xuất hiện, mức độ trầm trọng sẽ tăng dần. Do đó, khi bị lên cơn glocom đầu tiên, người bệnh cần được đưa đi bệnh viện/phòng khám nhãn khoa để tiến hành điều trị ngay.

Tpcn Minh Nhãn Khang chứa các thảo dược quý từ thiên nhiên giúp cải thiện thị lực, duy trì đôi mắt luôn sáng khỏe, hạn chế nguy cơ mù lòa do bệnh glocom. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

3/ Glocom thứ cấp

Các triệu chứng glocom thứ cấp thông thường sẽ bị che lấp bởi các bệnh về mắt nguyên phát. Do đó, chúng rất ít khi được người bệnh tự giác phát hiện. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa hướng dẫn phân biệt bằng cách: Cho người bệnh nhìn vào nguồn sáng (chẳng hạn như bóng đèn tròn), nếu thấy có quầng sáng quang đèn như cầu vồng thì có nguy cơ cao bạn bị glocom thứ cấp.

4/ Glocom bẩm sinh

Bệnh xuất hiện ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra. Hơn nữa. trẻ em không giống người lớn, chúng rất hiếu động, ngôn ngữ chưa đủ để có thể mô tả được các triệu chứng mà chúng gặp phải. Vì vậy, cha mẹ cần là người theo dõi và phát hiện sớm những bất thường của con.

Một số triệu chứng ở trẻ có thể giúp cha mẹ phân biệt căn bệnh này ở trẻ là:

- Mắt trẻ to hơn bình thường do áp suất trong mắt tăng.

- Trẻ sợ ánh sáng.

- Trẻ thường bị chảy nước mắt.

- Mắt hay chớp.

- Mắt bị lác.

Điều trị bệnh glocom

Bệnh glocom có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, laser hoặc phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, phát hiện sớm mới là yếu tố tiên quyết, bởi bất kỳ tổn thương thần kinh thị giác mà glocom gây ra đều không thể phục hồi. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương, bảo tồn thị lực và giúp bạn kiểm soát, hạn chế sự tiến triển của bệnh trong tương lai. Nếu không, glocom sẽ gây suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt

Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt

Như vậy, để phòng chống bệnh glocom, cách duy nhất là khám mắt định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên bảo vệ mắt, đồng thời, bổ sung vitamin A thường xuyên và các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế tổn thương thần kinh thị giác như Alpha lipoic acid, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh thường gặp về mắt.

Mạnh Trường

Nguồnhttp://www.nhs.uk/

-----------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang chứa Alpha lipoic acid kết hợp với thảo dược như Hoàng Đằng giúp bảo vệ thị lực, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về mắt như bệnh glocom, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt…