Với những người bệnh nặng, không còn đáp ứng được với thuốc nữa thì “mắt bị cườm nước có mổ được không” sẽ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy câu trả lời là gì? Bị cườm nước nên làm thế nào để gìn giữ được đôi mắt sáng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Mắt bị cườm nước là gì?

Mắt bị cườm nước hay glocom, tăng nhãn áp là tình trạng các dây thần kinh thị giác ở đáy mắt bị chèn ép và tổn hại chức năng khi áp suất trong mắt ở mức quá cao. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là kênh thoát thủy dịch bị tắc nghẽn khiến thủy dịch bị lưu giữ lâu và nhiều hơn trong mắt.

Khởi đầu, cườm nước sẽ khiến người bệnh nhìn mờ vùng ngoại vi của hình ảnh, nếu để tiến triển nặng, người bệnh sẽ gặp thêm các biểu hiện nghiêm trọng hơn như căng tức mắt, đau nhức hốc mắt, đỏ mắt, thấy mảng đen trong tầm nhìn, đau đỉnh đầu, chói sáng… và cuối cùng là mù lòa.

Mắt bị cườm nước có mổ được không?

Khi bị cườm nước, người bệnh có thể mổ được, tuy nhiên đây không phải là phương pháp bắt buộc trong mọi trường hợp. Cụ thể, mổ cườm nước chỉ nên tiến hành khi:

- Không còn đáp ứng với thuốc: Khi mới phát hiện cườm nước ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc hạ nhãn áp để nhỏ mắt hoặc uống. Tuy nhiên theo thời gian, cườm nước có thể tiến triển nặng lên, việc dùng thuốc cũng giảm tác dụng. Lúc này, chỉ dùng thuốc thôi sẽ không đảm bảo giữ được nhãn áp ở mức thường nên người bệnh sẽ được chỉ định mổ để khơi thông dòng chảy của thủy dịch.

- Cườm nước ở thể góc đóng hoặc góc mở nhưng phát hiện muộn: Trong trường hợp này, nhãn áp của người bệnh sẽ ở mức rất cao, nếu không cấp cứu kịp thời bằng cách mổ thì hệ thống dây thần kinh thị giác sẽ bị tàn phá rất nhanh, không thể phục hồi được.

Mắt bị cườm nước có thể được chỉ định mổ để làm hạ nhãn áp nhanh

Các phương pháp mổ cườm nước phổ biến nhất

Chiếu tia laser

Sau khi gây tê hoặc gây mê, bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào kênh thoát thủy dịch để tạo ra các lỗ nhỏ, giúp thủy dịch thoát ra dễ dàng. Quá trình mổ cườm nước bằng laser thường được tiến hành nhanh chóng trong khoảng 15 phút, người bệnh có thể về luôn trong ngày, tuy nhiên tác dụng kiểm soát nhãn áp chỉ khoảng vài năm hay thậm chí vài tháng nên cần lặp lại nhiều lần.

Mổ cắt bè củng giác mạc

Đây là phẫu thuật có lịch sử lâu đời nhất trong các phương pháp mổ cườm nước. Trước khi thực hiện, người bệnh cũng sẽ được gây tê hoặc gây mê tùy tình trạng sức khỏe. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng dao siêu nhỏ để cắt bỏ một phần mống mắt, tạo kênh thoát mới cho thủy dịch. Mổ cắt bè củng giác mạc có thời gian tác dụng lâu hơn, tuy nhiên do tác động nhiều hơn đến mắt nên nguy cơ biến chứng cũng nhiều hơn.

Cấy ống thoát thủy dịch nhân tạo

Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng được với phẫu thuật chiếu tia laser hoặc cắt bè. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống silicon nhỏ dài khoảng 1,3 cm, để cấy ghép vào mắt giúp thủy dịch có đường đi mới để thoát ra ngoài.

Những rủi ro thường gặp khi mổ cườm nước

Mổ cườm nước tuy tác dụng nhanh và được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên khi thực hiện, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối diện với một số biến chứng như:

- Xuất huyết mắt: Thao tác mổ có thể làm nứt vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt gây xuất huyết mắt, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, đỏ mắt, thấy đốm đen hay mảng tối tạm thời.

- Nhiễm trùng mắt: Các vết thương khi mổ có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mắt với biểu hiện là sưng đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy dịch, đau nhức mắt…

- Nhãn áp tụt quá thấp: Mổ cườm nước có thể khiến thủy dịch thoát ra quá nhiều gây tụt nhãn áp quá ngưỡng bình thường. Điều này sẽ khiến tầm nhìn bị mờ và ảnh hưởng xấu đến cấu trúc các bộ phận trong mắt đặc biệt là võng mạc, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhãn áp sẽ tự dần bình ổn trở lại.

- Đục thủy tinh thể: Mổ cườm nước có thể làm tổn thương và gây biến đổi cấu trúc của thủy tinh thể - thấu kính hội tụ ánh sáng của mắt khiến thị lực giảm nặng và không được cải thiện sau phẫu thuật.

Mổ mắt cườm nước có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

Để ngăn chặn các biến chứng, giúp mắt phục hồi tốt sau mổ cườm nước, người bệnh cần có chế độ chăm sóc mắt chuyên biệt. Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được chuyên gia tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.

Giải pháp giúp mắt sáng khỏe sau mổ cườm nước

Sau mổ cườm nước, mắt đang ở trạng thái bị tổn thương, rất cần được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu để tự chữa lành và phục hồi thị lực. Theo các chuyên gia nhãn khoa, các dưỡng chất cần nhất cho người bệnh lúc này là:

- Kẽm, Palmatin, Vitamin B2: là chất dinh dưỡng và kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường lưu thông máu vùng mắt, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng mắt, làm giảm tình trạng cộm rát, đau nhức, đỏ sưng mắt sau mổ.

- Alpha lipoic acid, Quercetin: là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm tăng sức bền của dây thần kinh thị giác, làm giảm thiểu sự tổn hại thị lực khi nhãn áp tăng cao, giúp người bệnh kéo dài thời gian phải mổ cườm nước lại. Mặt khác Alpha lipoic acid, Quercetin còn có khả năng bảo vệ cấu trúc của thủy tinh thể và các bộ phận khác trong mắt, qua đó giúp ngăn chặn biến chứng đục thủy tinh thể.

- Lutein và Zeaxanthin: là chất chống lão hóa có khả năng làm giảm tác hại từ ánh nắng, ánh sáng xanh đến mắt, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi thị lực.

Hiện nay, cả 7 dưỡng chất này đều đã được kết hợp trong viên bổ mắt Minh Nhãn Khang. Do vậy, để đạt kết quả tốt, người bệnh nên tham khảo sử dụng sớm ngay cả trước và sau mổ cườm nước. Có rất nhiều người bệnh cườm nước nhờ dùng sớm Minh Nhãn Khang mà đã gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe, sắc nét, hết hẳn đau nhức, sưng đỏ. Bác Du (Hậu Giang) trong đoạn băng dưới đây là một ví dụ điển hình:

Bí quyết trị cườm nước giúp mắt sáng rõ hết nhức mỏi mờ

Cườm nước là bệnh nguy hiểm và luôn được liệt vào danh sách những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, hiểu rõ về các phương pháp trị, đặc biệt là mắt bị cườm nước có mổ được không sẽ giúp bạn chủ động hơn khi đối diện với bệnh, từ đó bảo vệ được ánh sáng cho đôi mắt.

Xem thêm:

Mắt bị cườm nước nên ăn gì để bảo vệ thị lực?

Minh Nhãn Khang - Viên uống bổ mắt tốt nhất cho người mắc cườm nước

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Nguồn tham khảo:

http://www.allaboutvision.com/conditions/glaucoma-surgery.htm