Thủy tinh thể là thấu kính giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc để nhìn rõ hình ảnh ở gần hoặc xa. Dưới sự tác động của môi trường, sự lão hóa đã làm cho thủy tinh thể bị vẩn đục, khiến thị lực suy giảm. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo được xem là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện thị lực cho người bệnh trong trường hợp nặng. Dưới đây là một số ống kính nhân tạo (ống kính nội nhãn) được sử dụng để thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên của mắt.

Thủy tinh thể nhân tạo (ống kính nội nhãn) là gì?

Quá trình cấy ống kính nội nhãn vào trong mắt thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục mờ, được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1449 bởi một tiến sĩ người Mỹ tên là Harold Ridley, khi ông điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân của mình. Kể từ thời điểm đó đến nay, các công ty thiết bị y tế trên toàn thế giới đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu đưa ra thị trường các dòng kính nội nhãn với nhiều công dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Ống kính nội nhãn là một thấu kính, có tác dụng tương tự như thủy tinh thể tự nhiên, có nghĩa là nó có thể bẻ cong hoặc khúc xạ tia sáng để chúng được tập trung rõ ràng lên võng mạc (mô thần kinh nằm sát ở đáy mắt). Thấu kính nhân tạo được làm bằng vật liệu trơ như PMMA, silicon, acrylic.

Thủy tinh thể nhân tạo sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt để cải thiện thị lực cho người bệnh

Thủy tinh thể nhân tạo sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt để cải thiện thị lực cho người bệnh

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Minh Nhãn Khang để cải thiện thị lực sau mổ đục thủy tinh thể, phòng biến chứng đục bao sau. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Các loại thủy tinh thể nhân tạo phổ biến đang được áp dụng hiện nay

Ống kính nội nhãn đơn tiêu cự (IOL monofocal)

Khi lựa chọn ống kính nội nhãn đơn tiêu cự, người bệnh sẽ được phủ thêm chất Chromophore trên bề mặt ống kính nhằm hấp thụ bớt tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Loại kính này sẽ giúp cải thiện thị lực khi nhìn gần hoặc xa, nhất là vào ban đêm khi nó có thể làm giảm cảm giác lóa sáng của ánh đèn xe ngược chiều.

Tuy nhiên, loại kính đơn tiêu cự chỉ cho phép nhìn rõ ở một cự ly nhất định, hoặc gần hoặc xa. Do đó, khi muốn mắt có thể nhìn tốt các khoảng cách còn lại thì người bệnh vẫn phải sử dụng một loại kính gọng khác để điều chỉnh thị lực được nhìn rõ nét hơn.

Ống kính nội nhãn đa tiêu cự ((IOL multifocal)

Từ “đa” có nghĩa là “nhiều hơn một”, khi dùng loại kính này người bệnh sẽ được cải thiện thị lực một cách tốt nhất, song nó vẫn chiếm ưu thế hơn loại kính đơn tiêu cự vì nó có thể điều chỉnh được thị lực cả ở gần và ở xa mà không cần phải sử dụng thêm một loại kính gọng nào khác. Chính vì vậy loại ống kính nhân tạo đa tiêu cự thường được nhiều người bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) lựa chọn. Tuy nhiên, chi phí để có một ống kính này cũng khá cao (khoảng 10 - 20 triệu/1 chiếc) bởi loại này không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Theo các chuyên gia Nhãn khoa tại American Academy of Ophthalmology cho biết, với những người làm nghề phi công, hay lái xe ban đêm hoặc những người thường xuyên làm việc nhiều trước máy tính, bị tật loạn thị, mắc bệnh võng mạc... sẽ không phải là “ứng cử viên” phù hợp với loại kính đa tiêu cự này.

Ống kính nội nhãn giúp điều chỉnh loạn thị (Ống kính toric hoặc Astigmatic)

Đối với những người bị đục thủy tinh thể khi thay loại ống kính nội nhãn đơn tiêu cự hoặc đa tiêu cự là có thể cải thiện được tầm nhìn, nhưng nó lại chưa thực sự phù hợp cho những người bị tật loạn thị và trước đây, người bệnh buộc phải dùng thêm kính gọng để khắc phục tình trạng này.

Tuy nhiên hiện nay đã có các loại thấu kính có khả năng điều chỉnh tật loạn thị. Tùy tình trạng, người bệnh có thể chọn cho mình một trong hai loại kính phù hợp nhất giúp cải thiện được đồng thời bệnh đục thủy tinh thể và tật loạn thị đó là:  ống kính nội nhãn đơn tiêu cự có thể điều chỉnh tật loạn thị; ống kính nội nhãn đa tiêu cự có thể điều chỉnh tật loạn thị.

Chi phí cho loại kính điều chỉnh tật loạn thị này sẽ cao hơn và không được bảo hiểm y tế hỗ trợ. Bởi vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ nhu cầu và tài chính, đồng thời cần tới các cơ sở chuyên khoa Nhãn khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật dùng loại kính này.

Kỹ thuật Monovision giúp cải thiện thị lực cho người bệnh chọn kính đơn tiêu cự

Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy một ống kính nội nhãn đơn tiêu cự cho một mắt để cải thiện tầm nhìn xa, và mắt còn lại là tầm nhìn gần. Kỹ thuật này được gọi là monovision (một hình thức sửa chữa ống kính bằng phẫu thuật Lasik), nó có thể cung cấp tầm nhìn rõ ràng cả gần và xa cho người bệnh sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, hoặc cho những người bị tật cận thị, viễn thị và lão thị để sửa chữa một số tật khúc xạ về mắt.  

Khi lựa chọn theo phương pháp này, mức độ điều tiết ánh sáng ở hai mắt sẽ khác nhau đối với từng người bệnh. Do vậy để thực sự phù hợp người bệnh nên đeo thử kính áp tròng trước khi chọn phương pháp phẫu thuật theo phương pháp monovision.

Mặc dù đây được xem là phương pháp tối ưu để giúp người bệnh cải thiện thị lực so với việc sử dụng các loại ống kính nhân tạo, nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế khi mắt hoạt động nhiều sẽ bị mỏi (khi nhìn xa) và mờ (nếu như nhìn gần), thậm chí là chói mắt. Do đó, với những trường hợp thị lực còn tốt thì chưa nhất thiết phải mổ đục thủy tinh thể sớm, mà vẫn có những giải pháp hiệu quả giúp tránh được ca phẫu thuật này.

Xem thêm:

Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo có rủi ro gì không? mắt sáng trong bao lâu?

Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể

Ds. Nguyễn Phượng

Nguồn tham khảo:

http://www.visionaware.org/info/your-eye-condition/cataracts/types-of-artificial-lenses/125