Mổ thay thủy tinh thể là phương pháp điều trị giúp tìm lại ánh sáng cho người bệnh bị đục thủy tinh thể nặng, tầm nhìn chỉ còn 2/10 – 3/10. Nhưng đi kèm với nó, người bệnh cũng có nguy cơ phải đối diện với một số rủi ro xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được ví như ống kính của chiếc máy ảnh, có nhiệm vụ tiếp truyền tia sáng sau khi đi qua giác mạc để hội tụ lên võng mạc. Cấu tạo của thủy tinh thể giống như một khối thạch trong suốt, có thành phần chính là protein. Vốn dĩ các protein này sẽ sắp xếp theo một trật tự cố định, nhưng khi bị đục thủy tinh thể, các protein co cụm lại với nhau tạo thành từng đám, gây tán xạ tia sáng. Kết quả là hình ảnh người bệnh nhìn thấy được sẽ bị mờ, như màn sương che phủ. Khi protein co cụm sẽ để lại những khe hổng lớn, tia sáng xuyên qua mạnh người bệnh sẽ thấy lóa sáng, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh lái xe rất nguy hiểm.

Đục thủy tinh thể chưa có thuốc chữa, vì vậy khi thị lực bị suy giảm nặng người bệnh sẽ được cân nhắc tiến hành phẫu thuật hút bỏ thủy tinh thể tự nhiên và thay thế chúng bằng một ống kính nội nhãn (IOLs) đóng vai trò tương tự.

Khi nào cần mổ thay thủy tinh thể?

Không phải trường hợp nào bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh mổ thay thủy tinh thể, mà phương pháp này chỉ được lựa chọn khi:

- Thị lực bị suy giảm do đục thủy tinh thể không còn có khả năng cải thiện bằng kính mắt

- Không còn khả năng tự chăm sóc bản thân

- Người còn trẻ tuổi và có sức khỏe tốt, người cao tuổi ngoài 85 tuổi vẫn có thể được phẫu thuật nhưng tỷ lệ thành công thấp hơn (khoảng 85%)

- Người bệnh xuất hiện triệu chứng sợ ánh sáng, nhìn đôi

- Người bệnh bị nghi ngờ mắc biến chứng võng mạc do đái tháo đường

Cần phẫu thuật thay thủy tinh thể nếu thị lực bị suy giảm không có khả năng phục hồi

Cần phẫu thuật thay thủy tinh thể nếu thị lực bị suy giảm không có khả năng phục hồi

Mổ thay thủy tinh thể mang lại lợi ích gì?

Phẫu thuật thay thủy tinh thể có thể được thực hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh và người bệnh có thể phục hồi chỉ sau vài tuần. Chi phí cho một ca phẫu thuật dao động từ 10 – 20 triệu đồng (hoặc nhiều hơn) và được thanh toán một phần nếu có thẻ bảo hiểm y tế.

Ống kính nội nhãn sau khi thay sẽ nằm vĩnh viễn trong mắt, thực hiện nhiệm vụ tương tự như thủy tinh thể tự nhiên. Sau phẫu thuật, thị lực của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể, tầm nhìn tốt hơn, hết chói sáng và khả năng nhận biết độ sắc nét, màu sắc cũng rõ ràng.

Trước đây, người bệnh thường phải đeo kính để hiệu chỉnh lại tầm nhìn khi muốn nhìn gần hoặc nhìn xa sau khi phẫu thuật. Nhưng ngày nay, nếu có điều kiện người bệnh có thể lựa chọn ống kính nội nhãn đa tiêu, chúng sẽ giải quyết được cả tầm nhìn gần và xa.

Sử dụng thêm Tpcn Minh Nhãn Khang trước và sau phẫu thuật sẽ giúp hỗ trợ tăng cường thị lực cho mắt, duy trì và bảo vệ sự trong suốt của thủy tinh thể. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết

Nguy cơ gặp phải khi mổ thay thủy tinh thể

Mặc dù, kỹ thuật mổ ngày càng tân tiến, đường mổ siêu nhỏ với độ an toàn cao nhưng nguy cơ biến chứng trong và sau mổ vẫn có thể xảy ra, cụ thể:

- Khoảng 1% người bệnh bị nhiễm trùng sau mổ, và đặc biệt nguy hiểm nếu họ đang mắc viêm màng bồ đào.

- Chói mắt do ánh sáng quá mạnh từ thủy tinh thể nhân tạo.

- Dị ứng với thủy tinh thể mới.

- Khoảng 0,1% bệnh nhân có nguy cơ bong võng mạc.

- Mất trương lực cơ mắt (atonia).

- Bị tăng nhãn áp thứ cấp sau mổ có thể gây mất một phần thị lực, thậm chí là mù lòa.

- Khoảng 1% người bệnh bị xuất huyết trong mắt nhẹ, 1/10.000 ca bị xuất huyết nặng.

- Đặt lệch vị trí thủy tinh thể nhân tạo sau khi cấy.

- Suy giảm thị lực sau phẫu thuật do vỡ thủy tinh thể, mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho võng mạc, giác mạc.

- Khoảng 30% người bệnh sẽ mắc đục thủy tinh thể thứ cấp (đục bao sau) khoảng từ 1 – 5 năm sau đó.

Chăm sóc sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Người bệnh sau phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể ra viện trong ngày và tiến theo dõi tại nhà. Bác sĩ phẫu thuật sẽ hẹn người bệnh tái khám trong khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật kết thúc nếu không có biến chứng gì xảy ra. Tầm nhìn của họ sẽ trở lại dần dần trong khoảng từ 2 – 6 tuần.

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ cho người bệnh sau phẫu thuật

- Băng lại mắt được phẫu thuật để bảo vệ mắt.

- Khi đổi băng, bạn cần lau sạch mắt với 1 chiếc khăn sạch nhúng nước ấm, sau đó để khô và băng lại.

- Không được đưa tay chà sát hoặc dụi mắt.

- Dán một tấm nhựa mỏng che mắt vào ban đêm.

- Không tập luyện các bài tập mạnh.

- Xỏ giày cần ngồi xuống và không nâng chân lên quá cao.

- Nhặt vật dưới đất, người bệnh phải ngồi xuống mà không được cúi đầu.

- Khi nằm ngủ cần nằm ngửa hoặc nghiêng về bên không phải phẫu thuật.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em

Các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo trẻ em mắc đục thủy tinh thể cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, việc phẫu thuật phải được thực hiện tuần tự, mắt sau cách mắt trước một vài ngày. 

Trẻ bị đục thủy tinh thể cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt

Trẻ bị đục thủy tinh thể cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt

Mổ thay thủy tinh thể nên lựa chọn ống kính nội nhãn nào?

Hiện nay, có hai nhóm kính nội nhãn mà người bệnh đục thủy tinh thể có thể lựa chọn:

- Kính nội nhãn đơn tiêu cự: Được sử dụng nhiều nhất do chi phí phù hợp với đa số đối tượng. Tuy nhiên, với ống kính này người bệnh chỉ có thể nhìn ở một tiêu cự nhất định để hình ảnh thu được là rõ nét nhất.

- Kính nội nhãn đa tiêu: Có thể giải quyết được cả tầm nhìn gần và xa nhưng chi phí khá tốn kém, cộng thêm tầm nhìn ban đêm và ánh sáng chói hơn so với ống kính đơn tiêu cự.

Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để cân nhắc thời điểm nào nên phẫu thuật thay thủy tinh thể đê mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xuân Thủy

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com/health/

-------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đục thủy tinh thể , thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt