Rất nhiều người đã bị giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa chỉ vì chủ quan không chữa trị khi thấy mỏi mắt mờ mắt. Để không phải chịu hậu quả đáng tiếc như thế, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra biểu hiện này và có biện pháp chăm sóc mắt từ sớm.
5 bệnh gây mỏi mắt mờ mắt phổ biến nhất
Tật khúc xạ
Cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể bị thay đổi cấu trúc, khiến hình ảnh không được hội tụ chính xác lên võng mạc, gây nhìn mờ. Không chỉ vậy, khi mắc các tật khúc xạ này, người bệnh cũng thường có thói quen nheo mắt để cố gắng nhìn rõ hơn, dần dần sẽ khiến mắt dễ bị mỏi và nhức.
Khô mắt
Khô mắt xảy ra khi lớp màng phim nước mắt bảo vệ bị thiếu hụt do nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc tuyến lệ giảm bài tiết. Chính điều này sẽ khiến mắt rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như gió, bụi, ánh nắng, ánh sáng mạnh, không khí khô nóng, khói thuốc… gây cảm giác khô cộm, ngứa rát mắt, mỏi mắt mờ mắt, chói sáng… rất khó chịu cho người bệnh.
Rối loạn điều tiết
Đôi mắt của chúng ta có thể nhìn rõ các vật ở cả gần lẫn xa là nhờ có sự điều tiết, co giãn linh hoạt của các cơ mắt và thủy tinh thể. Nếu mắt không được nghỉ ngơi hợp lý, các cơ mắt và thủy tinh thể sẽ phải làm việc quá sức, dần dần gây rối loạn khả năng điều tiết, khiến người bệnh bị mỏi mắt mờ mắt.
Đục thủy tinh thể (cườm khô)
Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng của mắt. Do lão hóa, chấn thương hoặc tác động từ các yếu tố có hại như hút thuốc, thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử nhiều…, thủy tinh thể sẽ bị thay đổi cấu trúc, xuất hiện các mảng đục chắn ánh sáng, gây nhìn mờ như có lớp sương che. Mặt khác, khi bị đục, khả năng co giãn, điều tiết của thủy tinh thể cũng sẽ giảm, khiến người bệnh dễ bị mỏi mắt, nhức mắt.
Tăng nhãn áp (glocom)
Xảy ra khi thủy dịch bị tồn đọng trong mắt, làm tăng lực chèn ép lên tất cả các bộ phận của mắt, đặc biệt là võng mạc, dây thần kinh thị giác, thủy tinh thể, mống mắt… Nếu không kịp thời khơi thông dòng chảy của thủy dịch, không chỉ thị lực bị giảm nghiêm trọng mà người bệnh còn gặp phải nhiều biểu hiện khó chịu khác như đau nhức hốc mắt, chói sáng, đỏ mắt, mỏi mắt, căng tức mắt, nhức đầu, buồn nôn…
Mỏi mắt mờ mắt có thể do nhiều bệnh nghiêm trọng gây ra
Mỏi mắt mờ mắt có thể tiến triển nặng và kéo theo nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác. Do vậy, để bảo vệ được thị lực, ngay khi thấy mỏi mắt mờ mắt, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn cách trị phù hợp.
Mỏi mắt mờ mắt nguy hiểm đến mức nào?
Nếu mỏi mắt mờ mắt do rối loạn điều tiết, tật khúc xạ, khô mắt thì nguy cơ mù lòa sẽ thấp hơn nhiều so với khi mắc tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, dù là bệnh nào trong số 5 bệnh kể trên, nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc mắt kịp thời, thị lực của người bệnh chắc chắn sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Cách khắc phục mỏi mắt mờ mắt đơn giản tại nhà
Song song với thăm khám và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây cũng có thể giúp người bệnh loại bỏ tình trạng mỏi mắt mờ mắt nhanh hơn, qua đó khôi phục được tầm nhìn sáng rõ.
- Thực hiện một số bài tập mắt như đảo tròn mắt, nhìn xa nhìn gần, xoay mắt theo hình số 8 nằm ngang, chớp mắt liên tục…
- Chườm ấm mắt bằng cách lấy một chiếc khăn mềm và sạch ngâm vào nước ấm, vắt bớt nước rồi đắp lên mắt trong 3 - 5 phút. Nếu không có khăn, bạn hãy rửa sạch tay, xoa 2 lòng bàn tay vào nhau đến khi ấm nóng lên rồi áp lên trên mắt 3 - 5 lần liên tục.
Chườm mắt là mẹo giảm mỏi mắt mờ mắt nhanh chóng
- Nhỏ NaCl 0.9% hoặc nước mắt nhân tạo để làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp mắt được thư giãn.
- Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước lạnh.
- Nhắm mắt nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 phút sau mỗi giờ làm việc.
- Không thức khuya quá 11 giờ đêm.
- Không sử dụng thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ.
- Đeo kính bảo vệ mắt khỏi tia bức xạ từ ánh nắng, ánh sáng xanh, tia X quang, tia lửa hàn…
- Uống đủ nước để giúp tăng trao đổi chất tại mắt và ngăn ngừa khô mắt.
- Tăng lượng thực phẩm tốt cho mắt như rau quả tươi, hạt khô, cá biển… trong các bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung cho mắt một số dưỡng chất thiết yếu như Kẽm, Alpha lipoic acid, vitamin B2, Quercetin, Lutein để giúp bảo vệ cấu trúc mắt, ngăn ngừa sự tiến triển các bệnh đục thủy tinh thể, khô mắt, tăng nhãn áp…
Chỉ bằng cách áp dụng những hướng dẫn trên, đặc biệt là bổ sung dưỡng chất qua viên bổ mắt Minh Nhãn Khang, rất nhiều người đã giảm hẳn biểu hiện mỏi mắt mờ mắt chỉ sau vài tháng, thị lực cũng tăng lên rõ rệt. Dưới đây là chia sẻ từ một trường hợp tiêu biểu, bạn hãy lắng nghe trực tiếp ngay để có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt cho mình.
Bí quyết giúp mắt sáng khỏe, hết hẳn mỏi mắt mờ mắt của cô P.T Phức (Hải Phòng)
Trước đây, mỏi mắt mờ mắt thường chỉ gặp ở người già, thế nhưng với sự phát triển của công nghệ số cùng những thói quen xấu trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều người trẻ tuổi đã phải đối mặt với tình trạng khó chịu này thường xuyên. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn khái quát về mỏi mắt mờ mắt, từ đó có hướng bảo vệ tầm nhìn đúng đắn cho mình.
6 bài tập tốt nhất giúp giảm ngay mỏi mắt mờ mắt
Minh Nhãn Khang – viên bổ mắt giúp bảo vệ tầm nhìn tối ưu
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt
Nguồn tham khảo
https://www.medicinenet.com/eye_strain/article.htm#what_are_the_signs_of_eye_strain
https://www.webmd.com/eye-health/eye-fatigue-causes-symptoms-treatment#1
https://consent.yahoo.com/collectConsent?sessionId=4_cc-session_f8220d35-4eba-443a-8426-807ba776d1ab&lang=en-gb&inline=false