Đục thủy tinh thể là bệnh phổ biến nhất ở người trung niên và cao tuổi nhưng nguyên nhân nào gây đục thủy tinh thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng điểm danh 6 nhóm nguyên nhân đục thủy tinh thể thường gặp nhất trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể thường gặp

Lão hóa

Khi chúng ta già đi, lượng chất chống oxy hóa nội sinh trong cơ thể trở nên cạn kiệt, đồng thời các gốc tự do – “rác thải” sinh ra trong các chu trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên chính là tác nhân phá hủy cấu trúc của thủy tinh thể, khiến các protein bị kết tụ lại thành từng đám và cản trở ảnh sáng truyền qua.

Lão hóa là nguyên nhân đục thủy tinh thể phổ biến nhất

Ánh sáng có hại

Những ánh sáng có hại cho mắt như tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi… nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể thâm nhập vào mắt, thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ và gây tổn hại trực tiếp cho thủy tinh thể.

Chấn thương

Các chấn thương ở mắt do va đập hoặc dị vật bắn vào mắt có thể làm rách bao, phá vỡ cấu trúc của thủy tinh thể. Những chấn thương do đụng dập mạnh còn có thể gây đứt dây chằng, làm sai lệch vị trí của thủy tinh thể.

Các bệnh lý mạn tính

Đục thủy tinh thể là hệ quả của một số bệnh lý như:

- Bệnh tiểu đường: Rối loạn chuyển hóa đường đã dẫn đến sự tích lũy các sorbitol kèm theo sự biến đổi cấu trúc trong thủy tinh thể gây ra mờ đục. Đây là biến chứng khá phổ biến ở người bệnh đục thủy tinh thể với mọi lứa tuổi.

- Giảm canxi huyết: thường xuất hiện ở cả 2 mắt, soi đáy mắt sẽ thấy xuất hiện những chấm đục óng ánh ở vỏ trước, vỏ sau và dưới bao thủy tinh thể.

- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ gây ra biến chứng đục thủy tinh thể.

- Một số bệnh lý về mắt khác: như tăng nhãn áp (glocom), viêm màng bồ đào nếu không điều trị sớm cũng có thể gây ra đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể rất đa dạng nhưng bạn đã biết cách để phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả chưa?. Hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp trong thời gian sớm nhất.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có thể liên quan đến tình trạng đục thủy tinh thể là:

- Corticoid: Đục thủy tinh thể thường gặp ở những người mắc bệnh mạn tính phải dùng Corticoid dài ngày như người bệnh hen suyễn, dị ứng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống…

- Psoralen: Thuốc điều trị các bệnh da liễu bằng phương pháp quang trị liệu (sử dụng năng lượng của ánh sáng với bước sóng thích hợp để hoạt hóa thuốc).

- Thorazine: thuốc chống loạn thần.

- Thuốc điều trị tăng nhãn áp: như demecarium, isoflurophate, echothiophate…

- Các thuốc khác: hormon tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc trị gout allopurinol, thuốc kháng sinh tetracycline, sulfamid…

Do bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh tình trạng hiếm gặp, tỷ lệ mắc phải chỉ vào khoảng 1/10.000 đứa trẻ. Bệnh lý này có thể do rối loạn di truyền hoặc một số yếu tố tác động làm biến đổi cấu trúc thủy tinh thể của thai nhi trong thai kì, chẳng hạn như người mẹ bị nhiễm trùng; lạm dụng rượu bia, ma túy…  

Giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn đục thủy tinh thể

Hiểu rõ nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là điều quan trọng để bắt đầu chiến lược phòng ngừa và điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia Nhãn khoa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

- Hạn chế ảnh hưởng từ ánh sáng có hại: Bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng; hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử, dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt sau mỗi 45 phút – 1 tiếng làm việc với máy vi tính…

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu. Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chống thoái hóa cho mắt từ các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, cần tây, cải xoăn… và củ quả có màu cam đỏ như đu đủ, cà rốt, cà chua, gấc…

- Dùng viên uống bổ mắt: Bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm đôi khi là chưa đủ, chính vì vậy chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo bạn nên sử dụng thêm viên uống bổ mắt có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin để trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của thủy tinh thể. Một trong những viên uống bổ mắt điển hình mà bạn có thể tham khảo sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang.

- Bảo vệ trước tác nhân gây chấn thương: đeo kính bảo hộ khi làm các công việc có nguy cơ tổn thương mắt cao như hàn xì, cưa sắt…

- Điều trị tốt các bệnh lý căn nguyên: kết hợp dùng thuốc và ăn kiêng để kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp cũng như các bệnh glocom, viêm màng bồ đào nếu mắc phải.

Xác định nguyên nhân đục thủy tinh thể càng sớm thì việc điều trị sẽ càng khả quan. Do đó, bạn nên dành thời gian đi khám mắt, sức khỏe tổng quát định kì mỗi năm 1 lần để phát hiện các bệnh lý căn nguyên và điều trị sớm để ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành đục thủy tinh thể.

Xem thêm: 

Với bệnh đục thủy tinh thể, viên uống Minh Nhãn Khang có tốt không? 

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cataract#causes