Mổ cườm nước là phương pháp phổ biến thứ 2, chỉ sau dùng thuốc hạ nhãn áp. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn còn lo sợ, không biết mổ cườm nước là như thế nào? Có nguy hiểm không? Hiệu quả ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Mổ cườm nước nên thực hiện khi nào?

Bị cườm nước không phải lúc nào cũng cần phải mổ, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này cho một số trường hợp sau đây.

- Dùng thuốc nhưng nhãn áp không giảm: Thuốc hạ nhãn áp là chỉ định đầu tay cho tất cả các trường hợp phát hiện cườm nước, thế nhưng nếu người bệnh dùng nhiều loại thuốc mà nhãn áp vẫn không giảm hoặc tăng cao hơn thì cần tái khám để phẫu thuật sớm nếu sức khỏe ổn định.

- Gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc: Khi bị dị ứng hoặc huyết áp tăng cao, nhịp tim nhanh... khi dùng thuốc, người bệnh sẽ được cân nhắc thực hiện phẫu thuật sớm.

- Phát hiện cườm nước góc mở ở giai đoạn nặng hoặc cườm nước góc đóng: Trong các trường hợp này, nhãn áp thường đã ở ngưỡng rất cao, đòi hỏi cần làm giảm ngay nếu không sẽ gây mất thị lực nhanh chóng. Lúc này, việc dùng thuốc sẽ không khả quan do tác dụng chậm, do vậy, người bệnh sẽ cần mổ cườm nước cấp cứu ngay.

Các phương pháp mổ cườm nước phổ biến hiện nay

Chiếu tia laser tạo hình vùng bè

Một chùm tia laser với tần số phù hợp sẽ được chiếu vào mắt để làm thông ống thoát thủy dịch bị tắc hoặc tạo thêm khoảng 80 – 100 lỗ nhỏ ở kênh thoát thủy dịch để giúp xử lý tình trạng thủy dịch tích tụ trong mắt. Đây là phẫu thuật được sử dụng nhiều trong điều trị cườm nước góc mở. Thời gian tiến hành chỉ khoảng 15 phút, ít gây đau đớn, tuy nhiên người bệnh cần tiến hành nhiều lần, trung bình 2 - 5 năm/ lần.

Mổ cườm nước bằng phương pháp chiếu tia laser tạo hình bè

Mổ cườm nước bằng phương pháp chiếu tia laser tạo hình bè

Cắt mống mắt bằng laser

Dùng trong trường hợp cườm nước do nghẽn đồng tử. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser để cắt một phần nhỏ mống mắt để thủy dịch đang tích tụ trong hậu phòng có thể thoát ra tiền phòng.

Cắt bè củng giác mạc

Phương pháp mổ cườm nước này đã được áp dụng rộng rãi hơn 100 năm nay đối với cả cườm nước góc đóng, góc mở, nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ trên kết mạc và cắt bỏ một số mô ở vùng lưới bè, giúp thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng.

Cấy ghép thêm ống thoát thủy dịch

Trong trường hợp không thể chiếu tia laser, phẫu thuật cắt bè, người bệnh sẽ được chỉ định cấy ghép một ống silicon nhỏ làm đường thoát cho thủy dịch.

Mổ cườm nước có nguy hiểm không?

Ngoài lợi ích, tất cả các phương pháp mổ cườm nước đều có nguy cơ gây ra một số biến chứng ảnh hưởng xấu đến thị lực, cụ thể như sau:

- Đau mắt, đỏ mắt, cộm nhức.

- Chảy máu trong mắt làm mất thị lực tạm thời.

- Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virut xâm nhập vào mắt qua các tổn thương trong quá trình phẫu thuật.

- Đục thủy tinh thể, đục dịch kính: áp suất mắt và hàm lượng không khí trong mắt thay đổi do mổ cườm nước sẽ tác động đến cấu trúc của thủy tinh thể, dịch kính và gây đục, khiến người bệnh nhìn mờ, thấy các vật lạ như ruồi bay trước mắt, chói sáng…

- Nhãn áp vẫn còn quá cao hoặc bị tụt quá thấp khiến thị lực không được cải thiện.

- Mất thị lực do dây thần kinh thị giác bị tổn thương trong quá trình mổ cườm nước.

Mổ cườm nước có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng

Mổ cườm nước có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng

Việc lựa chọn phương pháp mổ cườm nước phù hợp, đồng thời chăm sóc mắt đúng cách ngay cả trước và sau phẫu thuật sẽ giúp mắt phục hồi tốt và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết.

Chi phí mổ cườm nước

Mổ cườm nước không tốn quá nhiều chi phí cho một lần mổ, cụ thể là chỉ cần 1-2 triệu đồng cho một lần mổ laser một mắt, 4-5 triệu đồng cho một lần mổ cắt bè củng giác mạc một mắt (chưa bao gồm chi phí thuốc thang, nằm viện, thăm khám…). Tuy nhiên, người bệnh cườm nước thường phải mổ nhiều lần, sau mổ vẫn cần dùng thuốc lâu dài, do vậy tổng chi phí có thể sẽ lớn và khác nhau tùy từng người.

Giải pháp giúp mắt phục hồi nhanh sau mổ cườm nước

Một đôi mắt khỏe, có sức đề kháng tốt sẽ có tốc độ hồi phục nhanh hơn, nguy cơ gặp biến chứng cũng sẽ thấp hơn. Muốn mắt khỏe, bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu kết hợp lối sống khoa học là yếu tố quan trọng nhất.

Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho mắt

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Alpha lipoic acid, Lutein, Kẽm, Vitamin B2, Hoàng đằng là những dưỡng chất tốt nhất cho người bệnh cườm nước, cụ thể:

- Alpha lipoic acid: Là chất chống stress oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức bền của dây thần kinh thị giác, qua đó giảm thiểu tổn thương khi áp suất trong mắt tăng cao.

- Lutein: Chất dinh dưỡng không thể thiếu của võng mạc, giúp làm tăng độ sắc nét và khả năng chống chịu trước tia tử ngoại đến mắt.

- Vitamin B2, Kẽm, Hoàng đằng: Chất dinh dưỡng và kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất tại mắt, giúp loại bỏ cảm giác đau nhức, sưng đỏ mắt, đồng thời phòng tránh biến chứng nhiễm trùng, khô mắt, đục thủy tinh thể, đục dịch kính… hiệu quả.

Hiện nay, tất cả các dưỡng chất này đã được bào chế kết hợp trong Minh Nhãn Khang, giúp hàng triệu người mắc cườm nước gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe, không còn lo sợ mù lòa. Do vậy, nếu mắc phải căn bệnh này, dù đã mổ hay chưa mổ, bạn cũng nên sử dụng sớm viên uống bổ mắt này để bảo vệ thị lực tối ưu. Cùng lắng nghe chia sẻ từ một người mắc cườm nước nhờ dùng Minh Nhãn Khang mà đã cải thiện được thị lực tốt trong suốt nhiều năm trong video sau đây.

Bí quyết giúp mắt sáng rõ không còn mờ nhức sau mổ cườm nước

Lối sống khoa học phù hợp với người mổ cườm nước

Song song với bổ sung chất dinh dưỡng, người bệnh cườm nước nên áp dụng sớm những chú ý về chế độ ăn, luyện tập, sinh hoạt sau đây để giúp mắt được chăm sóc tốt hơn.

- Tăng lượng rau, trái cây tươi và hải sản trong chế độ ăn, ví dụ như đu đủ, cà chua, ớt chuông, cam, rau cải xoăn, rau cải xoong, súp lơ xanh, ngô, khoai lang, bí ngô, cá ngừ, cá hồi, tôm, hàu…

- Ăn nhạt và ít đường bằng cách hạn chế sử dụng nước ngọt, bánh kẹo, thịt đông lạnh, kim chi, dưa muối…

- Không hút thuốc lá, tránh xa rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.

- Tránh một số cử động không tốt cho mắt như cúi thấp đầu, lắc đầu; không chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội… trong tối thiểu 4 tuần sau mổ cườm nước.

- Đeo kính chống được tia UV để bảo vệ mắt trước ánh nắng, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử.

- Hạn chế nhìn màn hình điện thoại, máy tính, tivi…

- Ngủ sớm và đủ giấc, tránh để mắt làm việc quá tải.

- Không ở môi trường có nhiều gió bụi, vi khuẩn.

Mổ cườm nước là phẫu thuật có thể thực hiện tại nhiều bệnh viện ở nước ta. Tuy nhiên, để được hưởng lợi nhiều nhất từ phương pháp này, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đồng thời chú ý chăm sóc mắt tốt ngay cả trước và sau khi mổ.

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang Platinum – Giải pháp ngăn mù lòa tối ưu cho người mắc cườm nước

Ds Huyền Trâm

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/eye-health/need-glaucoma-surgery#1

https://www.brightfocus.org/glaucoma/article/glaucoma-surgery-series-risks-and-benefits-glaucoma-surgery