Mắt bị cườm khô hay cườm nước thì cũng đều khiến thị lực giảm nghiêm trọng và đe dọa nguy cơ mù lòa. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, bởi nếu hiểu rõ về 2 căn bệnh này, đồng thời áp dụng đúng phương pháp trị, bạn hoàn toàn có thể giúp mắt sáng khỏe trở lại chỉ sau vài tháng.

Mắt bị cườm là bệnh gì?

Cườm mắt bao gồm 2 dạng là cườm khô và cườm nước. Tên gọi có phần giống nhau, tuy nhiên thực chất đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.

Mắt bị cườm khô (cườm hạt, cườm đá, đục thủy tinh thể)

Trong mắt có một thấu kính hội tụ ánh sáng có tên là thủy tinh thể. Thủy tinh thể bình thường là một khối hình quả oliu nhỏ trong suốt, được cấu tạo từ các phân tử protein và nước sắp xếp theo trình tự xác định. Khi protein bị biến tính, kết tụ với nhau sẽ khiến thủy tinh thể bị mờ đục, nghĩa là lúc này mắt đã bị cườm khô.

Cườm khô là bệnh mắt rất phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi độ tuổi, tuy nhiên từ 40 tuổi trở lên là chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là bệnh mắt mạn tính, tiến triển chậm dần qua thời gian, có thể gây giảm thị lực, dẫn đến mù vĩnh viễn.

Mắt bị cườm nước (tăng nhãn áp, glocom, thiên đầu thống)

Trong mắt luôn tồn tại một lượng thủy dịch nhất định để giữ áp suất (nhãn áp) ở mức 10 – 21 mmHg, nhằm đảm bảo cấu trúc mắt ở trạng thái bình thường. Khi nhãn áp vượt quá 21 mmHg, các dây thần kinh thị giác và võng mạc ở đáy mắt sẽ bị chèn ép và thoái hóa dần, làm suy giảm thị lực. Đây chính là cơ chế sinh bệnh cườm nước.

So với cườm khô, cườm nước được đánh giá là có tốc độ tiến triển nhanh hơn, mức độ tàn phá thị lực mạnh hơn và một số trường hợp có khả năng sẽ mù lòa chỉ sau vài tuần.

Mắt bị cườm khô hay cườm nước thì đều có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa

Làm sao để biết mắt bị cườm khô hay cườm nước?

Bạn có thể nghi ngờ mắt bị cườm khi thấy các biểu hiện dưới đây.

Biểu hiện khi mắt bị cườm khô

- Nhìn mờ như nhìn qua lớp kính bẩn

- Thấy một số vật thể lạ như sợi tóc, chấm xám, đốm đen di chuyển trong tầm nhìn khi đảo mắt

- Cảm thấy chói mắt hơn bình thường khi ra đường hoặc lái xe buổi tối

- Nhìn đôi, nhìn ba

- Mắt tăng độ nhanh

- Thấy màu sắc của sự vật bị thay đổi, ngả dần sang tông vàng tối

Biểu hiện khi mắt bị cườm nước

- Nhìn mờ dần, bắt đầu từ ngoại vi hình ảnh

- Cộm xốn mắt, chảy nước mắt

- Đau nhức mắt, đặc biệt là khu vực hốc mắt

- Mắt căng tức, sưng đỏ

- Cảm giác buồn nôn và nôn

Mắt bị cườm để càng lâu, thị lực sẽ càng giảm nghiêm trọng và khó phục hồi. Do vậy, ngay khi thấy các biểu hiện trên, bạn hãy đi khám ngay, đồng thời gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp chữa trị kịp thời.

Ai dễ bị cườm mắt?

Nếu thuộc một trong những đối tượng sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cườm khô, cườm nước cao hơn hẳn so với những người khác.

- Tuổi cao, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên

- Đã hoặc đang mắc các bệnh về mắt khác như khô mắt, viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc, cận thị, lão thị, loạn thị, viễn thị…

- Mắt bị chấn thương hoặc đã từng phẫu thuật

- Đang mắc một số bệnh mạn tính toàn thân như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy giảm miễn dịch…

- Dùng thuốc tây dài ngày, ví dụ như: corticoid, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm mỡ máu...

- Ăn uống thiếu chất, không cân bằng

- Hút thuốc lá hoặc dùng quá nhiều chất kích thích như bia, rượu

- Tiếp xúc nhiều với tia bức xạ như ánh nắng, ánh sáng xanh hoặc khói bụi, vi khuẩn…

- Gia đình có người bị cườm mắt

Mắt bị cườm rất dễ gặp ở người lớn tuổi

Cách chữa trị mắt bị cườm

Cách chữa mắt bị cườm khô

Khi cườm khô đã ở giai đoạn nặng, thị lực ở mức dưới 2/10, người bệnh có thể được chỉ định mổ đục thủy tinh thể. Phương pháp này nhằm mục đích thay thế hoàn toàn thủy tinh thể đã đục trong mắt bằng một thấu kính nhân tạo làm từ nhựa hay silicon.

Mổ đục thủy tinh thể có thể giúp phục hồi thị lực cho người bệnh nhanh chóng, tuy nhiên cũng tồn tại một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng mắt, xuất huyết mắt, đục dịch kính, bong rách võng mạc, viêm giác mạc, đục bao sau… , do vậy, chỉ nên thực hiện sau khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro.

Khi mắt bị cườm khô giai đoạn nhẹ và trung bình, thị lực còn từ 3/10 trở lên, người bệnh có một giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn đó là bổ sung kịp thời các dưỡng chất thiết yếu cho mắt, cụ thể là Alpha lipoic acid, Quercetin, Hoàng đằng, Kẽm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những dưỡng chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các protein trong thủy tinh thể khỏi bị biến tính, qua đó giúp ngăn cản quá trình tiến triển bệnh cườm khô.

Thực tế, nhờ dùng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang chứa đủ các thành phần là Alpha lipoic acid, Quercetin, Hoàng đằng, Kẽm, mà đã có hàng triệu người, chẳng hạn như cô Nguyễn Thị Hồng (Tuyên Quang - 0963446870) đã giảm hẳn mờ nhòe, chói sáng, ruồi bay, chảy nước mắt do cườm khô, phục hồi thị lực nhanh chóng. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của cô để hiểu rõ hơn về lợi ích thực sự của giải pháp này.

Không còn lo mù lòa khi mắt bị cườm khô nhờ giải pháp tự nhiên

Cách chữa mắt bị cườm nước

Trong giai đoạn nhẹ, nhãn áp không quá cao, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc nhỏ mắt, thuốc uống thuộc nhóm chủ vận Alpha, thuốc chẹn beta giao cảm,  thuốc đồng tác dụng với Prostaglandin… để tăng đào thải hoặc giảm tiết thủy dịch trong mắt. Đối với trường hợp nhãn áp tăng quá cao hoặc cườm nước góc đóng cấp tính, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật chiếu laser hoặc mổ mở để khơi thông kênh thoát thủy dịch, đưa nhãn áp về mức thường.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung kịp thời chất chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm có thể làm giảm bớt tổn thương võng mạc và dây thần kinh thị khi nhãn áp tăng cao, giúp người bệnh tăng cường tầm nhìn và tránh mù lòa hiệu quả. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Du (Hậu Giang) – một người bị cườm nước nặng nhờ dùng viên bổ mắt phù hợp mà đã lấy lại được ánh sáng cho đôi mắt ngay trong video sau đây.

Bí quyết trị mắt bị cườm nước đơn giản hiệu quả tại nhà

Mắt bị cườm là bạn có nguy cơ bị mù lòa cao hơn nhiều so với những người khác. Để giảm thiểu nguy cơ này, điều quan trọng nhất là thăm khám sớm, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời chú ý chăm sóc mắt tốt thường xuyên.

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang – Giải pháp bảo vệ thị lực tối khi mắt bị cườm khô, cườm nước

Top thực phẩm bổ mắt tốt nhất giúp tầm nhìn luôn sáng rõ

Huyền Trâm

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes/syc-20372839