Mỏi mắt nhức mắt có thể chỉ là do làm việc quá sức, tuy nhiên cũng có thể do một số bệnh mắt nguy hiểm gây ra. Việc hiểu rõ về các bệnh lý này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mỏi mắt nhức mắt khó chịu và gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe.

Các nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt nhức mắt

Sau một đêm thiếu ngủ hoặc sau khi dùng thiết bị điện tử nhiều giờ liền sẽ khiến mắt phải điều tiết quá sức và mỏi mắt nhức mắt là điều khó tránh, báo hiệu mắt cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Tuy nhiên, nếu mỏi mắt nhức mắt không hề giảm bớt sau khi đã nghỉ ngơi hoặc xảy ra vào nhiều thời điểm trong ngày thì bạn cần cẩn trọng vì bạn có khả năng đang gặp phải một trong các bệnh lý nghiêm trọng sau:

- Viêm bờ mi: Là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở nang lông mi hoặc tuyến tiết dầu của mắt bị tắc, gây mỏi mắt nhức mắt kèm theo sưng mắt, nổi cục, nóng đỏ.

- Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Là tình trạng kết mạc (tròng trắng mắt) bị viêm do nhiễm trùng hoặc dị ứng khiến các mạch máu bị giãn và sung huyết. Lúc này, tròng trắng mắt sẽ chuyển sang màu đỏ, cùng với cảm giác ngứa cộm, mỏi mắt nhức mắt, chảy nước mắt…

- Trầy xước giác mạc: Khi dụi mắt hoặc có bụi hay vật lạ xâm nhập vào mắt sẽ khiến giác mạc (phần mô mỏng trong suốt nằm trước đồng tử mắt) bị trầy xước, gây cộm ngứa, nhức mỏi khó chịu. Rất may là giác mạc thường sẽ tự phục hồi sau vài ngày nếu chúng ta chăm sóc tốt.

- Viêm giác mạcĐây là nguyên nhân gây mỏi mắt nhức mắt, đỏ cộm mắt thường gặp ở đối tượng hay đeo kính áp tròng hoặc tiếp xúc nhiều với gió bụi, vi khuẩn, virut…

- Tăng nhãn áp (cườm nước): là tình trạng thủy dịch bị tích tụ quá nhiều trong mắt, khiến nhãn áp tăng cao, gây chèn ép dây thần kinh thị giác và các mô của mắt. Lúc này, người bệnh sẽ thấy tầm nhìn mờ dần, kết hợp cùng biểu hiện mắt căng tức, sưng đỏ mắt, mỏi mắt nhức mắt, đau hốc mắt, đau đầu…

- Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể là thấu kính có khả năng điều tiết, hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Khi thủy tinh thể bị đục không chỉ làm giảm thị lực mà còn gây ra cảm giác nhức mỏi mắt, lóa mắt, thấy chấm đen ruồi bay… cho người bệnh.

- Khô mắtKhi lớp màng phim nước mắt bị thiếu hụt do khô mắt sẽ khiến mắt dễ bị kích ứng bởi ánh sáng, gió bụi, vi khuẩn… và mỏi mắt nhức mắt là hậu quả thường gặp.

- Viêm màng bồ đào, viêm mống mắt:Mống mắt và màng bồ đào tuy là những bộ phận nằm phía trong mắt nhưng cũng có thể bị viêm do phản ứng tự miễn, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tình trạng này cũng có thể gây mỏi mắt nhức mắt, sưng đau, đỏ cộm mắt và nhìn mờ nhòe.

 

Mỏi mắt nhức mắt cảnh báo nhiều bệnh lý nhãn khoa nghiêm trọng

Những bệnh lý trên đều có thể tiến triển nặng nhanh chóng, khiến mắt không chỉ mỏi nhức mà còn có thể mù lòa. Do vậy, bạn cần chú ý đi khám để chữa sớm, đồng thời gọi ngay đến tổng đài: 0971003903 để được tư vấn giải pháp bảo vệ mắt tối ưu.

Cách chữa mỏi mắt nhức mắt

Hiện nay mỏi mắt nhức mắt đã có thể được loại bỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của từng người, cụ thể như sau:

- Mỏi mắt nhức mắt do trầy xước giác mạc, khô mắt: nhỏ nước muối NaCl đẳng trương vô trùng hoặc nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm cho mắt, giúp mắt phục hồi nhanh hơn.

- Mỏi mắt nhức mắt do viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào: Nhỏ thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng để loại bỏ tác nhân gây bệnh và giảm cảm giác khó chịu.

- Mỏi mắt nhức mắt do tăng nhãn áp: Dùng thuốc nhỏ, thuốc uống hoặc phẫu thuật để làm giảm tiết hoặc tăng thoát thủy dịch ra khỏi mắt, đưa nhãn áp về mức thường, giúp mắt nhìn thoải mái hơn và ngăn chặn mù lòa cho người bệnh.

- Mỏi mắt nhức mắt do đục thủy tinh thể: Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh để ngăn thủy tinh thể đục thêm hoặc phẫu thuật để thay thấu kính mới, giúp mắt nhìn sáng khỏe hơn.

Mỏi mắt nhức mắt có thể chữa bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Mẹo loại bỏ mỏi mắt nhức mắt đơn giản tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp trên theo chỉ định của bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ mỏi mắt nhức mắt nhanh hơn, hiệu quả hơn bằng cách áp dụng thêm những mẹo nhỏ dưới đây:

- Cho mắt nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách tránh thức khuya, ngủ 6 – 8 tiếng/ ngày.

- Thực hiện các bài tập làm tăng độ dẻo dai cho mắt như: chớp mắt liên tục, đảo tròn mắt, chườm ấm mắt, nhìn tập trung, vẽ số 8 bằng mắt…

- Thư giãn mắt sau mỗi 20 phút làm việc bằng cách nhìn ra xa khoảng 6m trong 20 giây.

- Đắp mắt bằng khăn lạnh, túi trà lọc hoặc khoai tây, dưa chuột cắt lát mỗi khi mắt khô, nhức mỏi.

- Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng, dùng máy tính, điện thoại, đồng thời cần đeo kính chống được tia bức xạ để bảo vệ mắt.

- Uống đủ nước, khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp mắt có độ ẩm cần thiết.

- Tăng lượng rau củ quả tốt cho mắt như cà chua, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, cà rốt, cam, cải xoăn, lựu…

- Bổ sung chất kháng viêm tự nhiên, chất chống oxy hóa mạnh, chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như Alpha lipoic acid, Kẽm, vitamin B2, Hoàng đằng, Quercetin… qua viên bổ mắt tổng hợp, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang để bảo vệ cấu trúc mắt, giảm nhanh tình trạng khô mắt, mỏi mắt nhức mắt và gìn giữ thị lực.

Trên thực tế đã có nhiều người bị mỏi mắt nhức mắt do viêm giác mạc, khô mắt, viêm bờ mi, viêm kết mạc…, thế nhưng nhờ có lối sống khoa học kết hợp dùng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang sớm mà mắt đã sáng khỏe trở lại chỉ sau thời gian ngắn. Bạn có thể lắng nghe ngay chia sẻ từ một trường hợp tiêu biểu trong video dưới đây.

Bí quyết trị hết hẳn mỏi mắt nhức mắt, khô cộm mắt đơn giản nhanh chóng tại nhà

Mỏi mắt nhức mắt không chỉ gây khó chịu mà nếu để lâu, còn có thể khiến thị lực giảm nghiêm trọng. Do vậy, ngay khi thấy biểu hiện này, bạn hãy lên kế hoạch chăm sóc mắt cẩn thận để tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.

Xem thêm

Tổng hợp các thực phẩm bổ dưỡng nhất cho mắt

Minh Nhãn Khang – Giải pháp vàng giúp mắt luôn sáng khỏe

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/eye-health/eye-pain-causes-symptoms-diagnosis-treatment#1

https://www.healthline.com/health/eye-health/eye-strain#outlook