Cườm mắt là bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Mức độ phổ biến cao nhưng cũng khó có thể trị khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị nội khoa không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tích cực, trong những trường hợp này phẫu thuật mổ cườm mắt sẽ là cần thiết để giúp ngăn ngừa mất thị lực. Nhưng liệu việc mổ cườm mắt có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh được các biến chứng sau phẫu thuật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Bệnh cườm mắt là gì? Khi nào cần mổ cườm mắt?

Cườm mắt là tên gọi chung của hai bệnh về mắt là bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) và bệnh cườm ướt (tăng nhãn áp). Đối với bệnh cườm khô, thông thường khi thị lực bị suy giảm chỉ còn còn 1/10 - 2/10, người bệnh sẽ được xem xét mổ để loại bỏ thủy tinh thể đã bị mờ đục, sau đó thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo nhằm khôi phục lại thị lực.

Đối với bệnh cườm ướt, phẫu thuật nhằm mục đích làm giảm áp lực cho mắt bằng cách tạo ra một đường chảy dẫn thủy dịch của mắt thoát ra ngoài, thường chỉ được áp dụng khi tất cả các phương pháp điều trị nội khoa thất bại.

Mổ cườm mắt được áp dụng khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng

Mổ cườm mắt được áp dụng khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng

Mổ cườm mắt có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp việc mổ cườm mắt được thực hiện khá nhanh chóng và an toàn, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ phẫu thuật nào khác, việc mổ cườm mắt cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro biến chứng nhất định, chúng có thể bao gồm:

- Nhiễm trùng mắt: Sau khi mổ cườm mắt, mắt của bạn sẽ rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng do sự tấn công của các loại vi khuẩn, trong đó chủ yếu là tụ cầu khuẩn và vi khuẩn streptococus, thường sống ở trên da. Dấu hiệu của nhiễm trùng là mí mắt đỏ, đau, sưng, có mủ,… Biến chứng nhiễm trùng thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau mổ, trong đó có khoảng 0.1% trường hợp có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng nặng gây tổn hại nghiêm trọng cho mắt.

- Đục bao sau: Xảy ra do một số tế bào biểu bì phát triển bất thường ở lớp bao sau của thủy tinh thể và gây ra tình trạng đục. Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất, thường xảy ra sau mổ đục thủy tinh thể khoảng 6 tháng, khiến mắt bị giảm dần thị lực.

- Bong võng mạc: Xuất hiện ở 1,5% số bệnh nhân, do lớp võng mạc bị bong tách ra khỏi thành trong của mắt, người bệnh có thể nhận thấy một số biểu hiện như có ruồi bay, bóng trôi nổi trong mắt. Đây là một biến chứng tương đối nghiêm trọng, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

- Phù hoàng điểm: Quá trình mổ cườm mắt có thể làm tổn thương các mạch máu trong mắt gây tích tụ dịch tại hoàng điểm (hay còn gọi là điểm vàng), làm suy giảm thị lực.

- Đặt lệch thủy tinh thể: Thủy tinh thể nhân tạo có thể không được đặt đúng vị trí mà nó cần, khi đó người bệnh sẽ phải mổ lại để điều chỉnh.

Tuy là nguy hiểm nhưng bạn không nên quá lo lắng, bởi các biến chứng này thường chỉ xảy ra với một tỷ lệ rất nhỏ. Bạn nên lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao, điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được những rủi ro trong phẫu thuật.

Mổ cườm mắt có thể tiềm ẩn một số nguy cơ về biến chứng nghiêm trọng

Mổ cườm mắt có thể tiềm ẩn một số nguy cơ về biến chứng nghiêm trọng

Nếu bệnh cườm mắt đang khiến bạn lo lắng, hãy gọi cho chúng tôi qua số 0971.003.903 để được tư vấn về giải pháp giúp cải thiện thị lực và hạn chế tối đa sự xuất hiện của biến chứng liên quan đến phẫu thuật.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ cườm mắt để phòng biến chứng

Để hạn chế được những biến chứng sau phẫu thuật và giúp bạn nhanh chóng phục hồi thị lực, bạn cần thực hiện đúng những hướng dẫn dưới đây:

- Ngày đầu sau khi mổ cườm mắt, bạn cần nằm nghỉ người nhiều, mang băng hoặc kính bảo vệ mắt, đồng thời tuyệt đối tránh xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, bởi những ánh sáng từ các thiết bị này có thể gây hại cho mắt. Bạn có thể đi lại trong nhà và làm những công việc nhẹ nhàng, nhưng cần đặc biệt lưu ý giữ vệ sinh cho mắt cẩn thận, không được lau mắt hoặc dùng tay để dụi vào mắt. Bạn cũng có thể tiếp tục ăn uống như bình thường, nhưng cần tránh các loại thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, hoặc những thực phẩm dễ gây kích ứng, gây ho.

- Thông thường sau một ngày bạn sẽ cần quay trở lại bệnh viện để được bác sĩ tái khám, đồng thời mở băng mắt mổ, vệ sinh mắt và đo thị lực.

- Tuần đầu sau phẫu thuật, bạn sẽ cần sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Trong vòng 2 tuần sau mổ, cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, chỉ nên tắm từ cổ xuống, dùng khăn mặt sạch thấm nước và vắt thật khô để lau mặt, tránh để nước bắn vào mắt gây nhiễm trùng.

- Sau khoảng 1 tháng, bạn có thể đi đo lại mắt, thử thị lực và đeo kính mới phù hợp với số đo thị lực.

Bất kể thời điểm nào sau mổ nếu bạn thấy có xuất hiện những triệu chứng như: đau mắt nhiều, giảm thị lực rõ rệt, ho nhiều hay nôn ói thì phải ngay lập tức liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được tái khám.

Để cải thiện thị lực và phòng các biến chứng mắt sau mổ, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng thêm các viên uống từ thảo dược có chứa các dưỡng chất giúp bảo vệ và nuôi dưỡng mắt từ bên trong, nhờ đó giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

Viên uống bổ mắt giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ trị các bệnh cườm mắt hiệu quả

Điều trị cườm mắt – giải pháp nào hiệu quả?

Sau mổ cườm mắt nên ăn gì để nhanh chóng cải thiện thị lực?

Ds. Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/eye-health/cataracts/complications-cataract-surgery#1