Ánh sáng mặt trời có vai trò vô cùng to lớn đối với sự sống của muôn loài trên trái đất. Thế nhưng, ánh nắng mặt trời cũng có nguy cơ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Vậy cụ thể những tác hại đó là gì? Làm sao để bảo vệ thị lực? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

4 tác hại phổ biến của ánh sáng mặt trời đối với mắt

Ánh sáng mặt trời chứa rất nhiều loại tia sáng với các bước sóng khác nhau, trong đó tia UV (tia cực tím) được đánh giá là tia sáng độc hại nhất đối với mắt và cũng chính là nguyên nhân gây ra những tổn thương nguy hiểm sau cho thị lực.

- Bỏng mắt (cháy nắng mắt): Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 11 – 13 giờ, những bộ phận ngoài cùng của mắt như mi mắt, kết mạc, giác mạc sẽ bị làm năng lượng cao làm bỏng, gây biểu hiện đỏ mắt, nóng rát, cay mắt, cộm nhức, chảy nước mắt sống… rất khó chịu. Tùy vảo mức độ tổn thương mà tình trạng này có thể thuyên giảm dần sau vài giờ, vài ngày hoặc có thể tiến triển nặng gây viêm mắt, sẹo giác mạc, khô mắt…

- Mộng mắt: Chịu tác động của ánh sáng mặt trời kéo dài là nguyên nhân tạo ra các khối u trên bề mặt mắt như mộng mỡ, mộng thịt, u mi mắt. Các khối u này ban đầu chỉ gây cộm mắt, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu để lâu, chúng có thể to dần khiến tầm nhìn bị thu hẹp, thậm chí một số trường hợp có thể phát triển thành các u ác tính rất nguy hiểm.

- Đục thủy tinh thể: Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể đi xuyên vào các bộ phận nằm sâu trong mắt, làm biến tính các phân tử protein, khiến chúng kết tụ thành đám, gây đục thủy tinh thể. Thủy tinh thể vốn là thấu kính hội tụ ánh sáng của mắt, do vậy khi bị đục sẽ không chỉ gây nhìn mờ mà còn khiến mắt bị chói sáng, nhìn đôi, nhức mỏi, thấy đốm đen ruồi bay… Đây cũng là bệnh về mắt có nguy cơ gây mù lòa hàng đầu hiện nay.

- Thoái hóa điểm vàng và võng mạc: Khi tia UV truyền tới đáy mắt sẽ phá hủy các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và hệ thống dây thần kinh thị giác, khiến điểm vàng và võng mạc bị thoái hóa. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy 3 biểu hiện đặc trưng là nhìn mờ, nhìn méo và mất dần thị lực bắt đầu từ vùng trung tâm đến toàn bộ tầm nhìn.


Ánh sáng mặt trời là nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh về mắt nguy hiểm

Ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ giảm thị lực lên gấp nhiều lần, vì vậy, ngày càng nhiều người trẻ nhưng mắt đã mờ nhòe. Để ngăn chặn điều này, bạn cần có chế độ chăm sóc mắt tốt. Hãy gọi điện/ liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được hướng dẫn chi tiết.

Đôi mắt bạn có dễ bị ánh sáng mặt trời làm hại?

Nếu có một trong các đặc điểm dưới đây thì nguy cơ mắt bị tổn hại bởi ánh sáng mặt trời của bạn sẽ cao hơn hẳn những người khác, vì vậy bạn cần nắm rõ để chú ý hơn.

- Làm các công việc ngoài trời vào ban ngày như xây dựng, giao hàng, lái xe, tổ chức sự kiện, tiếp thị, trồng trọt, làm muối…

- Có thói quen tắm nắng.

- Hay leo núi, tắm biển, trượt tuyết…

- Đã từng mổ đục thủy tinh thể hoặc thực hiện các phẫu thuật mắt khác.

- Dùng một số thuốc có nguy cơ làm tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng mặt trời như thuốc kháng sinh, chống viêm, an thần, nội tiết…

Cách giảm thiểu tác hại của ánh sáng mặt trời đối với mắt

Hiện nay chúng ta có nhiều cách đơn giản để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, bạn hãy áp dụng đồng thời chúng để gìn giữ được thị lực tốt, cụ thể như sau:

- Cố gắng không ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 11h - 16h hàng ngày.

- Hạn chế làm việc dưới ánh nắng trực tiếp, nên sử dụng các thiết bị chắn nắng như ô dù, phông bạt…

- Đeo kính chống được tia UV bất cứ khi nào ra ngoài trời vào ban ngày.

- Che ô, đội mũ để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Đeo kính, che ô, đội mũ sẽ giúp hạn chế tia UV gây tổn hại đến mắt

- Tuyệt đối không nhìn trực tiếp lên mặt trời hoặc bầu trời vào ban ngày.

- Sử dụng các tấm chắn sáng, kéo rèm khi ngồi trong ô tô.

- Vệ sinh mắt sạch sẽ, nhỏ nước mắt nhân tạo, nhỏ dung dịch NaCL 0.9% vô trùng hoặc đắp mắt bằng dưa chuột, khoai tây… để làm ẩm và dịu mắt ngay sau khi ra ngoài nắng về.

- Làm tăng sức đề kháng cho mắt bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi, trứng, sữa, hải sản, hạt khô…

- Dùng sản phẩm chứa kết hợp các dưỡng chất thiết yếu có khả năng lọc bỏ tác hại từ ánh nắng đến mắt như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm…

Một vài lần tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì có thể chưa thấy tổn hại gì nên rất nhiều người còn chủ quan, đến khi phát hiện đã mắc đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm mắt… thì đã muộn. Do vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc này, bạn hãy đặc biệt chú ý bảo vệ mắt khỏi ánh nắng ngay từ bây giờ.

Xem thêm:

Nhận biết sớm bệnh mắt qua các dấu hiệu thường gặp

Top 10 thức ăn tốt nhất cho mắt cần bổ sung ngay

Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp mắt sáng khỏe, ngăn tác hại từ ánh nắng

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Nguồn tham khảo:

https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/sun