Khi thấy mắt bị vàng đục, người ta thường nghĩ chắc là do bệnh nhãn khoa nào đó gây ra. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, mắt bị vàng đục còn có thể cảnh báo một bệnh lý toàn thân nghiêm trọng rất dễ mắc phải. Cùng tìm hiểu rõ ngay sau đây.

Mắt bị vàng đục là mắc bệnh gì?

Các bệnh về mắt

- Đục thủy tinh thể (cườm đá, cườm khô): Thủy tinh thể là bộ phận trong suốt hình bầu dục nằm sau đồng tử mắt, có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Quá trình stress oxy hóa tăng mạnh theo tuổi tác hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố độc hại sẽ khiến thủy tinh thể bị đục dần và chuyển màu trắng ngà hoặc vàng. Lúc này, phần đồng tử của mắt sẽ không có màu sắc đen trong như vốn có, thay vào đó là trắng đục hay vàng đục. Ngoài ra, khi thủy tinh thể đục, người bệnh còn có một số biểu hiện đặc trưng khác như nhìn mờ như có sương che trước mắt, chói sáng, nhìn đôi, thấy màu sắc sự vật ngả vàng, thấy chấm đen đốm đen trước mắt… Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, đục thủy tinh thể sẽ gây mất dần thị lực và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

- Viêm giác mạc: Giác mạc phủ ngoài mống mắt, ở trạng thái thường có dạng trong suốt. Khi giác mạc bị viêm do dị ứng, nhiễm trùng sẽ gây biểu hiện sưng đỏ mắt, cay mắt, ngứa mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt… Nếu để lâu hoặc tái phát nhiều lần sẽ tạo sẹo giác mạc, không chỉ khiến mắt nhìn như có màu trắng hay vàng đục mà còn làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng và rất khó phục hồi.

- Mộng mỡ: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài có thể kích thích mộng mỡ hình thành trên tròng trắng (kết mạc) của mắt. Mộng mỡ thực chất là các khối u lành tính màu vàng vì thành phần chủ yếu là chất béo, canxi và protein dư thừa. Ngoài khiến mắt bị vàng đục, mộng mỡ khi lớn còn có thể gây cộm mắt, nhức mắt và mất thẩm mỹ.

Đục thủy tinh thể sẽ khiến tròng đen mắt bị vàng đục

Bệnh toàn thân

Nếu bạn thấy phần tròng trắng của mắt chuyển dần sang màu vàng đục, bề mặt không gồ ghề thì khả năng cao là bạn đang mắc bệnh suy gan. Gan là bộ phận đảm nhận chức năng chuyển hóa chất vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, rất nhiều chất trong đó có billirubin sẽ không được chuyển hóa và đào thải đúng cách, gây ứ đọng ở trên da và mắt, gây vàng mắt, vàng da. Suy gan nếu không được phát hiện và trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, suy thận…, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Mắt bị vàng đục đa phần đều nguy hiểm không chỉ cho mắt mà còn cả tính mạng. Bởi vậy, ngay khi thấy biểu hiện này, bạn cần nhanh chóng đi khám, đồng thời có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được chuyên gia tư vấn giải pháp trị tối ưu.

Mắt bị vàng đục làm sao để hết?

Tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh chính là cách cải thiện và loại bỏ tình trạng mắt bị vàng đục, cụ thể như sau.

Chữa mắt bị vàng đục do đục thủy tinh thể

- Khi thị lực từ 3/10 trở lên: Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh là giúp ngăn cản quá trình stress oxy hóa, bảo vệ cấu trúc thủy tinh thể, qua đó ngăn đục thủy tinh thể tiến triển và phòng tránh mù lòa hiệu quả. Hiện nay, Alpha lipoic acid, Quercetin đã được kết hợp trong một số sản phẩm bổ trợ, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang. Nhờ dùng sản phẩm này sớm mà hàng triệu người đã thoát khỏi tình trạng mắt bị vàng đục, đục trắng, phục hồi được tầm nhìn sáng khỏe chỉ sau vài tháng. Dưới đây là chia sẻ từ một trường hợp điển hình, bạn hãy lắng nghe trực tiếp để có kinh nghiệm trị bệnh cho mình.

- Khi thị lực dưới 3/10: Lúc này gần như mắt đã bị vàng đục toàn bộ. Nếu sức khỏe ổn định, người bệnh có thể tiến hành mổ thay thủy tinh thể đục bằng thấu kính nhân tạo trong suốt có hình dạng tương tự, làm từ nhựa hay silicon. Phẫu thuật này giúp loại bỏ ngay các mảng đục trong mắt, tuy nhiên có thể gây ra một số rủi ro như chảy máu mắt, nhiễm trùng nhãn cầu, khô mắt, bong rách võng mạc, đục dịch kính… khiến thị lực giảm sút nghiêm trọng.

Chữa mắt bị vàng đục do viêm giác mạc

Tùy theo tác nhân gây viêm giác mạc là dị ứng, vi khuẩn hay vi rút, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống chứa kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng. Trong trường hợp, viêm giác mạc đã tạo sẹo, tùy độ to nhỏ, nông sâu của sẹo, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sẹo, ghép giác mạc để cải thiện tầm nhìn và thẩm mỹ cho người bệnh.

Dùng thuốc nhỏ mắt là cách trị phổ biến nhất khi mắt bị vàng đục do viêm giác mạc

Chữa mắt bị vàng đục do mộng mỡ

Nếu mộng mỡ nhỏ thì thường không ảnh hưởng gì, người bệnh chưa cần điều trị. Tuy nhiên nếu mộng mỡ đã lớn, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mộng tại các bệnh viện Mắt. Phẫu thuật này rất nhanh chóng và đơn giản, tuy nhiên sau đó mộng mỡ rất dễ tái phát. Do vậy, để gìn giữ được đôi mắt khỏe đẹp lâu dài, người bệnh cần chú ý vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh nắng, tránh ánh sáng mạnh và bổ sung dưỡng chất thiết yếu Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin thường xuyên.

Chữa mắt bị vàng đục do suy gan

Suy gan có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi rút, nhiễm độc hóa chất, uống nhiều rượu bia, thiếu dinh dưỡng… Tùy thuộc từng nguyên nhân, người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau như dùng thuốc kháng vi rút, giải độc hóa chất, bổ sung chất dinh dưỡng… Khi chức năng gan được phục hồi, chuyển hóa bilirubin bình ổn trở lại, tình trạng tròng trắng mắt bị vàng đục cũng sẽ được loại bỏ.

Mắt bị vàng đục tuy ít gặp nhưng quá trình điều trị thường phức tạp và yêu cầu kiên trì trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Mong rằng sau khi hiểu rõ về tình trạng này, bạn có thể tự tin và chủ động hơn trong chăm sóc mắt và bảo vệ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Top 10 thực phẩm bổ mắt tốt nhất quanh ta

Minh Nhãn Khang – viên bổ mắt giúp tầm nhìn luôn sáng rõ

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cataract-symptoms#yellow-tintsd

https://www.aao.org/eye-health/diseases/pinguecula-pterygium-symptomssd